Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

WHO cảnh báo biến thể Delta lây lan nhanh, trở thành chủng trội toàn cầu

Kinhtedothi - Quan chức phụ trách khoa học của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, biến thể Delta, có thể trở thành biến thể gây ra phần lớn số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu.

 Bà Soumya Swaminathan, nhà khoa học trưởng của WHO. Ảnh: AP
Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 18/6, bà Soumya Swaminathan, nhà khoa học trưởng của WHO cho biết: "Biến thể Delta đang dần trở thành chủng trội toàn cầu do khả năng lây nhiễm cao của nó".
Anh báo cáo số ca nhiễm biến chủng Delta, hay B.1.617.2, được phát hiện lần đầu tại Ấn Độ tăng mạnh. Các quan chức y tế công cộng cao cấp của Đức dự đoán biến thể Delta sẽ trở thành chủng trội ở nước này bất chấp tỷ lệ tiêm chủng vaccine tăng.
Trong khi đó, số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Moscow gần đây tăng đột biến, chủ yếu với biến chủng Delta, làm dấy lên lo ngại về đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ ba tại Nga.
Bà Swaminathan cũng bày tỏ thất vọng về thất bại của vaccine CureVac, đặc biệt trong bối cảnh các biến chủng mới với khả năng lây nhiễm cao làm tăng nhu cầu về vaccine mới hiệu quả hơn.
Theo bà Swaminathan, thế giới đã kỳ vọng nhiều hơn từ ứng viên vaccine của CureVac, sản phẩm sử dụng công nghệ ARN thông tin (mRNA), tương tự vaccine Pfizer-BioNTech và Moderna với hiệu quả cao tới 90%.
"Chỉ vì một loại vaccine mRNA, chúng ta không thể cho rằng tất cả vaccine mRNA đều giống nhau vì mỗi loại đều có công nghệ hơi khác nhau", bà Swaminathan cho  biết, đồng thời nói rằng thất bại bất ngờ của CureVac nhấn mạnh giá trị của các thử nghiệm lâm sàng chặt chẽ nhằm kiểm tra sản phẩm mới.
Trước đó, hãng CureVac của Đức thông báo thất bại trong phát triển vaccine Covid-19, khi sản phẩm của họ chỉ đạt hiệu quả phòng ngừa bệnh khoảng 47% và không đáp ứng tiêu chuẩn 50% của WHO. Hãng CureVac nói rằng họ ghi nhận ít nhất 13 biến chủng.
Theo các quan chức WHO, châu Phi vẫn là khu vực đáng lo ngại, dù khu vực ghi nhận số ca nhiễm mới chiếm khoảng 5% và ca tử vong mới chiếm khoảng 2% toàn cầu.
Mike Ryan - người đứng đầu Chương trình Các tình trạng khẩn cấp của WHO, cho biết số ca nhiễm mới ở Namibia, Sierra Leone, Liberia và Rwanda tăng gấp đôi trong tuần trước khi khi việc tiếp cận vaccine còn hạn chế. "Đó là tình trạng cực kỳ đáng lo ngại", ông Ryan cho hay. "Thực tế phũ phàng là trong thời điểm xuất hiện nhiều biến chủng với khả năng lây lan ngày càng tăng, chúng ta đã bỏ lại những vùng dân cư rộng lớn và dễ bị tổn thương của châu Phi, vốn không được bảo vệ với vaccine"./.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ