Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xây dựng môi trường Thủ đô bình đẳng, an toàn, thân thiện với trẻ em gái

Kinhtedothi - Ngày 7/10, Hội LHPN Hà Nội tổ chức truyền thông với chủ đề “Lắng nghe trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái, vì một tương lai bình đẳng” tại trường THCS thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.

Chương trình nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường quyền năng cho trẻ em góp phần xây dựng môi trường Thủ đô bình đẳng, an toàn, thân thiện với trẻ em đặc biệt là trẻ em gái.

Đây là hoạt động thiết thực của Hội LHPN Hà Nội kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam, Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10; 68 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Hưởng ứng Ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10, Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11, Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11, Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cở sở giới 15/11 – 15/12.

Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Thị Thiên Hương phát biểu tại chương trình.

Phát động tại chương trình hưởng ứng ngày quốc tế trẻ em gái, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Thị Thiên Hương cho biết: Tại Hà Nội, UBND TP đã ban hành đầy đủ, kịp thời các Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật trẻ em…, các chỉ thị, chiến lược, chương trình, kế hoạch quốc gia của Chính phủ về trẻ em, gia đình, bình đẳng giới, phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em và thực hiện nghiêm túc.

Tuy nhiên, trẻ em vẫn còn phải đối mặt với những thách thức về bất bình đẳng giới và bạo lực, xâm hại. Tư tưởng trọng nam khinh nữ, khuôn mẫu giới, định kiến giới của xã hội, cộng đồng và mỗi gia đình còn tồn tại, việc chứng kiến và chịu đựng những vấn đề về bạo lực trên cơ sở giới tác động ảnh hưởng mạnh mẽ đến các em.

Theo báo cáo của UBND TP, từ năm 2019-2021, đã phát hiện 315 vụ xâm hại 359 trẻ em, đã xử lý hình sự 298 vụ chiếm 94,6%, xử lý hành chính 8 vụ chiếm 2,54%, trong đó nổi lên là các hành vi xâm hại tình dục chiếm tỷ lệ lớn 81,6%.

“Với những con số trên cho thấy việc tăng cường quyền năng trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái và xây dựng môi trường sống bình đẳng, an toàn, thân thiện là vấn đề cấp thiết, cần sự vào cuộc của toàn xã hội”- Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội nhấn mạnh.

Hội LHPN TP Hà Nội tăng cường xây dựng và nhân rộng các mô hình hiệu quả trong việc tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái.

Ngày 29/8/2022, UBND TP phê duyệt Đề án Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em trên địa bàn TPHà Nội giai đoạn 2022-2026, do Hội LHPN Hà Nội tham mưu.

Mục tiêu của đề án là nhằm quán triệt thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ, Thành phố về công tác phòng chống xâm hại phụ nữ, trẻ em; Tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của phụ nữ, gia đình và cộng đồng trong phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em, xây dựng Thành phố an toàn, thân thiện, trong đó lấy phòng ngừa là chính, phát hiện và kịp thời hỗ trợ các trường hợp phụ nữ, trẻ em bị xâm hại, xử lý nghiêm minh theo pháp luật các hành vi bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em, trong đó tập trung nhân rộng mô hình “làng quê an toàn”, xây dựng mô hình “Tổ dân phố an toàn” và xây dựng thí điểm mô hình một điểm dừng hỗ trợ ban đầu cho phụ nữ, trẻ em bị bạo lực, xâm hại.

Hưởng ứng Ngày quốc tế trẻ em với chủ đề năm 2022 “Lắng nghe trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái, vì một tương lai bình đẳng” thay mặt lãnh đạo Hội LHPN Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Thị Thiên Hương kêu gọi chính quyền các cấp, các cơ quan, tổ chức, cộng đồng và mỗi cá nhân tiếp tục chung tay thúc đẩy bình đẳng giới, xây dựng môi trường an toàn, thân thiện với trẻ em góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2030, Hà Nội trở thành thành phố “xanh - thông minh - hiện đại”, đến năm 2045, Hà Nội có chất lượng cuộc sống cao, kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững.

Đối với cán bộ, hội viên phụ nữ và các cấp Hội Phụ nữ, Ban Thường vụ Hội LHPN Hà Nội đề nghị gắn hoạt động phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em với thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không 3 sạch, chú trọng tiêu chí gia đình không có bạo lực. Xây dựng và nhân rộng các mô hình hiệu quả trong việc tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái. Cùng với đó, phối hợp với các ban, ngành liên quan tổ chức các hoạt động thiết thực, hiệu quả công tác bình đẳng giới, phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em; phối hợp tham gia xử lý các vụ việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ