Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nghệ An:

Xem xét trách nhiệm quản lý nếu xảy ra đuối nước gây hậu quả nghiêm trọng

Kinhtedothi – Gần đây tại Nghệ An xảy ra nhiều vụ đuối nước thương tâm, đặc biệt là trẻ em. Trước thực trạng này, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các địa phương tăng cường công tác phòng chống đuối nước.

Theo thống kê, từ tháng 12/2023 đến tháng 4/2024, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xảy ra 12 vụ đuối nước hết sức thương tâm khiến 16 người tử vong, chủ yếu là các vụ đuối nước ở trẻ em. 

Qua đánh giá, để xảy ra những vụ đuối nước thương tâm nói trên thường do địa phương chưa quan tâm, làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện phòng chống đuối nước; công tác phối hợp trong tuyên truyền vận động, cảnh báo nguy hiểm chưa thường xuyên, liên tục và chưa có sự đổi mới; lực lượng cảnh giới, thực hiện cứu nạn, cứu hộ tại các khu vực người dân tập trung tắm chưa được bố trí hoặc đã bố trí nhưng quá ít so với yêu cầu; nhà trường, gia đình còn thiếu sát sao trong việc quản lý học sinh, con em mình;...

Trước diễn biến thời tiết trên địa bàn bước vào cao điểm nắng nóng kéo dài, nhu cầu tắm biển, sông, suối của người dân tăng cao, do đó tăng nguy cơ khả năng đuối nước, nhất là đuối nước ở trẻ em. UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các sở, ngành cấp tỉnh, lãnh đạo cấp huyện, xã tăng cường công tác chỉ đạo, trách nhiệm nêu gương người đứng đầu trong công tác phòng chống đuối nước tại địa bàn. Thường xuyên kiểm tra địa bàn, khu vực nguy cơ cao, đốc thúc, kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ tại địa bàn, kịp thời chấn chỉnh, khắc phục.

Tỉnh Nghệ An yêu cầu Sở, ngành, địa phương vào cuộc quyết liệt về phòng chống đuối nước. 

UBND tỉnh Nghệ An giao Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, thường xuyên đốc thúc các Sở, ngành, huyện, xã thực hiện nghiêm các chỉ đạo về phòng chống đuối nước. Lập các đoàn kiểm tra đối với các địa phương, địa bàn thường xuyên xảy ra đuối nước, các vụ tai nạn đuối nước nghiêm trọng. Tham mưu UBND tỉnh lập đoàn liên ngành kiểm tra, hướng dẫn và chấn chỉnh toàn diện công tác phòng chống đuối nước ở các địa bàn trọng điểm.

Công an tỉnh chỉ đạo Công an các huyện, xã tham mưu UBND các cấp, huy động sự tham gia vào cuộc tích cực, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, gắn trách nhiệm từng ngành, từng cấp, từng tổ chức chính trị xã hội trong việc phòng chống đuối nước. Thực hiện tốt kế hoạch phối hợp với ngành giáo dục, tổ chức các hoạt động, chương trình kỹ năng sống, ứng phó, xử lý các tình huống nguy hiểm, phòng chống đuối nước...

Sở Giáo dục & Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục đưa nội dung cảnh báo về nguy cơ đuối nước, phòng tránh, kỹ năng cấp cứu đuối nước...vào chương trình học, nhất là bậc học tiểu học và THCS. Tăng cường các biện pháp tuyên truyền về phòng chống đuối nước, phối hợp với phụ huynh thường xuyên nhắc nhở học sinh. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ bơi cho giáo viên cốt cán môn thể dục, chỉ đạo các phòng giáo dục tổ chức tập huấn nhân rộng 100% cho giáo viên dạy thể dục để triển khai hướng dẫn học sinh.

Sở Giao thông vận tải siết chặt việc cấp giấy phép bến thủy nội địa, các phương tiện giao thông đường thủy, chú trọng các điều kiện đảm bảo phục vụ vận tải hành khách trên sông, xử lý nghiêm các vi phạm...; Sở Văn hóa tổ chức phối hợp phát động các phong trào toàn dân tập bơi, phòng chống đuối nước, tăng cường hoạt động dạy bơi, xã hội hóa xây dựng các bể bơi dạy bơi...

Các địa phương để xảy ra diễn biến đuối nước phức tạp hoặc hậu quả nghiêm trọng thì UBND tỉnh sẽ xem xét trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan nếu không triển khai đúng và có trách nhiệm trong công tác phòng chống đuối nước.

Nghệ An: khánh thành tượng đài V.I.Lê - nin

Nghệ An: khánh thành tượng đài V.I.Lê - nin

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ