Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

"Xóa sổ" bệnh dại: Cần thêm căn cứ pháp lý

Kinhtedothi - Thực hiện Chương trình Quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017 - 2021 của Chính phủ, Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, qua đó đã giảm thiểu được bệnh dại trong cộng đồng.

Đội bắt chó thả rông quận Ba Đình
Nhiều kết quả tích cực
Để khống chế và tiến tới loại bệnh dại, ngày 13/02/2017 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 193/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình Quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017 - 2021”. Theo đó mục tiêu lớn nhất của chương trình nhằm khống chế bệnh dại trên đàn chó nuôi và trên người vào năm 2021, tiến tới loại trừ bệnh dại.
Sau 4 năm triển khai, đến nay chương trình đã thu được những kết quả tích cực. Theo số liệu từ Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), hiện nay 95% xã, phường có báo cáo, quản lý danh sách hộ nuôi chó; tổng đàn chó trung bình mỗi năm là trên 7,5 triệu con; tỷ lệ tiêm phòng vaccine dại cho đàn chó, mèo đạt 49,2% (tăng 6,97% so với trung bình của giai đoạn 2012 - 2016). Nếu so sánh trong 4 năm (2017 - 2020) trung bình đạt 51,85%, cao hơn giai đoạn trước là 9,69%.
Hà Nội có tổng đàn chó, mèo là 460.000 con (đứng thứ 2 cả nước sau tỉnh Nghệ An). Riêng số lượng chó, mèo nuôi tại các quận nội thành có tốc độ tăng nhanh khoảng trên 2 ngàn con/năm. Trong những năm qua, TP có nhiều giải pháp, nỗ lực loại bỏ bệnh dại ra khỏi cộng đồng.
Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, hiện nay 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn TP có sổ theo dõi đàn chó, mèo. Điểm nhấn trong công tác quản lý chó, mèo trên địa bàn Hà Nội đó là nhiều quận, huyện đã tổ chức tốt việc quản lý chó nuôi thông qua phần mềm điện tử.
Trong 3 năm (từ 2018 - 2020), Hà Nội đã xây dựng thành công vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh dại tại 4 quận. Từ kết quả này, TP đang nhân rộng để tiến tới hoàn thành chương trình xây dụng vùng, cơ sở an toàn bệnh dại tại tất cả quận, nhằm hạn chế tối đa người tử vong vì bệnh dại. Ngoài ra, kết quả tiêm phòng vaccine dại cho đàn chó, mèo tạo miễn dịch chủ động ở Hà Nội cũng cao nhất cả nước, với tỷ lệ trên 90 %.
Các cấp chính quyền (nhất là xã, phường) thực hiện tốt việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính đối với chủ nuôi chó không thực hiện tốt các quy định. Từ năm 2017 đến nay đã xử lý vi phạm hành chính 992 trường hợp chủ nuôi chó không chấp hành các quy định về quản lý chó nuôi (không tiêm phòng, thả rông chó ra nơi công cộng, công viên không rọ mõm, không người dắt, để chó tấn công người, gây ô nhiễm môi trường ....).
“Năm 2017, Hà Nội có 2 ca tử vong vì bệnh dại, 5 người bị chó dại cắn; năm 2018 có 3 người tử vong; năm 2019 TP không ghi nhận trường hợp nào tử vong vì bệnh dại; từ đâu năm 2021 đến nay chưa ghi nhận trường hợp tử vong vì chó dại cắn. Đây cũng chính là hiệu quả rõ nét mà chương trình thanh toán bệnh dại đã mang lại” – ông Nguyễn Ngọc Sơn dẫn chứng.
Cần căn cứ pháp lý để thực hiện
Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc triển khai thực hiện chương trình Quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại gặp không ít khó khăn, hạn chế. Đứng ở góc độ địa phương, Trưởng Phòng Kinh tế huyện Quốc Oai Nguyễn Quang Thắm cho rằng, việc chấp hành khai báo chó, mèo nuôi, chó mèo nhập đàn của người dân với chính quyền địa phương chưa cao, chủ yếu vẫn do cán bộ chính quyền hoặc cán bộ thú y đến thống kê. Bên cạnh đó, hiện tại chưa có quy định về giết mổ chó, mèo nên việc xử lý các vi phạm đối với cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này gặp rất nhiều khó khăn.
Trong việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn bệnh dại tại các quận thực tế cũng còn nhiều vướng mắc. Việc xử lý các vi phạm đối với chủ hộ có chó thả rông, chó ra nơi công công cộng, chó tấn công người... chưa có chế tài xử lý, hoặc chế tài chưa đủ sức răn đe.
Ông Lê Bá Mão – Tổ trưởng Tổ chuyên trách bắt chó thả rông ở Khương Đình (Thanh Xuân) cho biết: “Phương tiện và dụng cụ bắt chó thả rông còn thô sơ, chủ yếu là tự nghiên cứu tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người thực thi nhiệm vụ. Đối với loài chó có trọng lượng lớn, chó cảnh, chó có giá trị kinh tế cao khi chủ nuôi vi phạm gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc, nuôi nhốt trong thời gian chờ xử lý.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng chia sẻ, rút ra bài học kinh nghiệm, nhất là việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn bệnh dại, Hà Nội tiếp tục đề xuất Chính phủ ban hành Chương trình phòng chống bệnh dại giai đoạn 2022 - 2030 làm căn cứ pháp lý để các tỉnh, TP đồng bộ thực hiện. Đề xuất Cục Thú y có hướng dẫn cụ thể về việc quản lý vận chuyển, lưu thông, giết mổ chó mèo làm thực phẩm.
Theo ông Nguyễn Huy Đăng, trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tập trung tăng cường thông tin tuyên truyền, nâng cao kiến thức, nghiệp vụ cho mạng lưới thú y chuyên sâu về phòng chống bệnh dại. Cùng với đó, tiếp tục đưa công nghệ thông tin, quản lý trên hệ thống phần mềm danh sách chủ hộ nuôi chó, cập nhật thông tin để đảm bảo việc tiêm phòng và làm cơ sở dữ liệu xây dựng vùng, cơ sở an toàn bệnh dại.
Tổ chức tốt việc tiêm phòng đạt tỷ lệ từ 90 % trong tổng đàn chó mèo nuôi và tiếp tục xây dựng vùng, cơ sở an toàn bệnh dại trên địa bàn các quận, huyện. Tăng cường kiểm tra xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong công tác quản lý chó nuôi, xây dựng vùng, cơ sở an toàn bệnh dại. Quản lý chặt chẽ các phòng khám thú y, kinh doanh thức ăn, thuốc thú y liên quan đến việc quản lý chó mèo nuôi trên địa bàn. Tiếp tục đề xuất Thành phố có chính sách hỗ trợ vaccine, trang thiết bị chuyên ngành cho việc quản lý chó nuôi và xây dựng, duy trì hoạt động của vùng an toàn bệnh dại.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

16/01/2025 | 13:49

Kinhtedothi - Gần đây, số ca mắc cúm, viêm phổi, viêm phế quản do các loại vi khuẩn, virus nhập viện tăng cao, chủ yếu là các bệnh nhi, người lớn trên 65 tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu, có bệnh nền. Đáng nói, nhiều trường hợp bị nhiễm bệnh, trở nặng, nhập viện muộn.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ