Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xúc động lễ tang cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ

Kinhtedothi - Được sự ủy quyền của Ban Bí thư TƯ Đảng, chiều ngày 13/11, UBND TP Hà Nội, Ủy ban TƯMTTQ Việt Nam tổ chức trọng thể Lễ tang cụ Hoàng Thị Minh Hồ theo nghi thức lễ tang cấp cao, tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội). Ban lễ tang do Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu làm Trưởng ban.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, các Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam... và nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ban, ngành Trung ương đã gửi vòng hoa đến viếng.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cùng lãnh đạo TP Hà Nội, lãnh đạo các bộ, ban ngành cùng đông đảo người dân Hà Nội đến viếng cụ Hoàng Thị Minh Hồ và chia buồn cùng gia quyến...

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình viếng cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ.

Vào 13h30 ngày 13/11, lễ tang cụ Hoàng Thị Minh Hồ, vợ của nhà tư sản Trịnh Văn Bô, người góp hơn 5.000 lượng vàng cho Nhà nước trong dịp "Tuần lễ vàng", đã được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) theo nghi thức lễ tang cấp cao. Đúng 15h, ban tổ chức lễ tang tổ chức lễ truy điệu cụ Hoàng Thị Minh Hồ. 

Đọc điếu văn tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu -Trưởng ban lễ tang nêu bật công lao đóng góp của Cụ Hoàng Thị Minh Hồ và gia đình đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc của đất nước.

Cụ Hoàng Thị Minh Hồ sinh ngày 12/11/1914 tại làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì nay là phường Đại Kim quận Hoàng Mai, Hà Nội. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nề nếp, gia phong, Cụ Hoàng Thị Minh Hồ đã được thừa hưởng những phẩm chất, cốt cách đẹp đẽ của gia đình. Năm 18 tuổi, cụ đã nên bề gia thất với Cụ ông Trịnh Văn Bô. Từ đó, con đường khởi nghiệp của hai doanh nhân Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ đã gắn liền với danh tiếng của thương hiệu vải tơ lụa Phúc Lợi tại phố Hàng Ngang, Hà Nội.

Vào những năm 1944-1945, trong giai đoạn chuẩn bị Cách mạng Tháng 8, với sự giới thiệu của nhà cách mạng Khuất Duy Tiến (nguyên Xứ ủy Bắc Kỳ), ngày 14/11/1944, hai vợ chồng Cụ đã chính thức tham gia Việt Minh và trở thành cơ sở cách mạng bí mật, tích cực tham gia ủng hộ tài chính cho cách mạng. Ngày 19/8/1945, Cách mạng Tháng 8 thành công.

Ngày 24/8/1945, gia đình, vợ chồng Cụ được tổ chức tin tưởng giao phó một việc vô cùng quan trọng đó là bảo vệ và chăm sóc lãnh tụ Hồ Chí Minh tại gác 2 ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội (nay là di tích cách mạng cấp quốc gia). Cũng từ ngôi nhà này, vợ chồng Cụ đã chăm sóc, bảo vệ nhiều đồng chí lãnh đạo TƯ Đảng như các đồng chí: Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Quốc Việt, Võ Nguyên Giáp… Đặc biệt, tại căn nhà lịch sử này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi thảo bản Tuyên ngôn độc lập và chủ trì cuộc họp với Thường vụ TƯ Đảng để chuẩn bị cho việc ra mắt Chính phủ lâm thời trước quốc dân đồng bào vào ngày 02/9/1945.

Cách mạng tháng 8 thành công, ngân khố nhà nước trống rỗng, hưởng ứng “Tuần lễ vàng” vợ chồng Cụ đã ủng hộ cho Chính phủ 5.147 lượng vàng, đứng lên vận động được hơn 1.000 lượng vàng từ các doanh nhân yêu nước. Cụ Hoàng Thị Minh Hồ đã đi vào bài học lịch sử đất nước, là một tấm gương tiêu biểu cho thế hệ doanh nhân Việt Nam trong mọi thời kỳ.

Vĩnh biệt cụ Hoàng Thị Minh Hồ, thay mặt cho nhân dân Thủ đô Hà Nội, xin được nghiêng mình gửi lời tri ân và chia buồn sâu sắc nhất đến toàn thể gia quyến. Trước mất mát không gì bù đắp được của gia đình, chúng tôi mong gia đình tiếp tục gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp của Cụ.

Ghi nhận công lao với đất nước, cụ Hoàng Minh Hồ được Đảng, Nhà nước tặng thưởng cao quý, như: Huân chương Độc lập Hạng Nhất, Huân chương vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân; Kỷ niệm chương vì sự nghiệp phát triển phụ nữ Việt Nam; Vinh danh nhà công thương Việt Nam xuất sắc vì sự nghiệp ích quốc lợi dân; Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu; danh hiệu về sự nghiệp xây dựng Thủ đô, do UBND TP trao tặng.

Lễ an táng cụ Hoàng Thị Minh Hồ được tổ chức cùng ngày tại nghĩa trang Thiên Đức Vĩnh Hằng (xã Giáp Trung, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ).

 Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu -Trưởng ban lễ tang đọc điếu văn tại lễ tang
Sau khi thắp hương tưởng niệm, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình đã chia buồn cùng gia quyến và xúc động viết vào sổ tang: "Vô cùng thương tiếc vĩnh biệt cụ Hoàng Thị Minh Hồ - Người phụ nữ Việt Nam với tấm lòng nhân hậu, cao thượng, tài giỏi, đảm đang, tiêu biểu cho tinh thần yêu nước.
Trong lúc chính quyền cách mạng còn nhiều khó khăn, cụ cùng chồng là cụ Trịnh Văn Bô và gia đình đã hiến tặng 5.147 lượng vàng và nhiều tài sản cho cách mạng, góp phần thắng lợi vào sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, đấu tranh giành độc lập dân tộc. Đảng, Nhà Nước và Nhân dân mãi mãi ghi nhớ, biết ơn những cống hiến vô cùng quý báu đó của cụ và gia đình...", Phó Thủ tướng viết.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ghi trong sổ tang: "Vô cùng thương tiếc cụ Hoàng Thị Minh Hồ - Người đã có đóng góp to lớn cho nền tài chính cách mạng, góp phần quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc của đất nước".
Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ đã từ trần hồi 23 giờ 20 phút ngày 5/11 tại địa chỉ 34 Hoàng Diệu, quận Ba Đình, TP Hà Nội, hưởng thọ 104 tuổi. Cụ được tiêu chuẩn an táng tại nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội). Nhưng theo nguyện vọng gia đình, cụ bà sẽ an táng tại nghĩa trang Thiên Đức Vĩnh Hằng (xã Giáp Trung, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ).

Một số hình ảnh tại lễ tang cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ

Lễ tang cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ.

Con trai cả cụ Hoàng Thị Minh Hồ phát tang.
Lễ viếng chuẩn bị bắt đầu.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi vòng hoa viếng cụ Hoàng Thị Minh Hồ.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng viếng cụ Hoàng Thị Minh Hồ.
 
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng chia buồn cùng gia quyến. Ảnh Zing

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô thị Thanh Hằng viết vào sổ tang
 
 
 Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng viết sổ tang.
 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ