Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Yêu thương đúng cách

Kinhtedothi - Bố mẹ nào mà không yêu thương, chiều chuộng con cái, điều ấy không có gì đáng nói, nhưng sự cung phụng quá mức đôi khi lại là con dao hai lưỡi, làm hại chính con mình.

Từ đó, không ít những cậu ấm, cô chiêu bước vào đời không toàn vẹn về nhân cách, nặng thì trở thành người hư hỏng, không thể kiểm soát nổi, nhẹ thì cũng là những con “gà công nghiệp” không biết làm gì.
 Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet
Nhiều cậu ấm cô chiêu, sinh ra trong những gia đình giàu có, được bố mẹ cho tiêu tiền ngay khi còn nhỏ nên sớm có thói quen giải quyết mọi chuyện bằng tiền. Biết “thuê” bạn làm bài tập, trả tiền để bạn cho chép bài trong giờ kiểm tra, rồi dùng cả tiền để mua tình cảm. Mỗi khi xảy ra sự cố, chính những ông bố, bà mẹ ấy lại đứng ra dùng tiền chạy chữa cho lỗi lầm của con mà không hề nghĩ đến tình trạng đạo đức ngày càng xuống dốc của chúng. Như trường hợp của một cô bé, là con một nên được bố mẹ rất cưng chiều. Vừa vào cấp 3, cô đã muốn có xe SH đi học là có ngay, và được dùng điện thoại di động đắt tiền ngay từ tiểu học, còn tiền thì tiêu “không phải suy nghĩ!”. Quần, áo, giày toàn hàng hiệu, giá tiền triệu. Như một hệ lụy tất yếu của việc ăn chơi đua đòi, cô bé sớm lao vào vòng yêu đương khi chỉ mới 16 tuổi. Và bố mẹ thì gần như ngất xỉu khi thấy một cậu con trai ở cùng phòng con gái mình.

Thực tế đã cho thấy, với những đứa trẻ được cưng chiều quá mức, nếu may mắn không hư hỏng thì cũng trở thành những người ỷ lại, không thể tự chăm lo cho mình. Với một người con cưng khác, mười mấy năm đi học từ lớp mầm non cho đến đại học, bố vẫn ô tô đưa đi đón về đều đặn, ngày nắng cũng như ngày mưa, cô cũng chưa từng làm một việc nhà nào dù là nhỏ nhất, chỉ việc ăn, học và chơi. Rồi đến lúc cô lấy chồng, do sợ con không biết lo toan nhà cửa, sợ chồng nó “chán” rồi bỏ, nên mẹ cô ngày nào cũng sang nhà nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa cho hai đứa. Ngoài 30 tuổi, cô vẫn chỉ là “búp bê” bé bỏng của mẹ.

Nhiều gia đình hiện nay luôn cố tạo cho con một môi trường sống "vô trùng". Sáng đưa con đến trường, chiều đón về, đi đâu phải có bố mẹ theo. Việc nhà đã có người giúp việc, học hành có gia sư kèm cặp. Nhưng cũng không ít trẻ khi sống trong môi trường ấy lại ngày càng sống khép kín, sức học thì giảm sút. Và nguyên nhân bố mẹ không thể ngờ đến bởi trẻ bị bạn bè trêu trọc là “em chã”. Lúc đấy họ mới giật mình vì đã “ủ” con quá kỹ mà không đúng cách.

Hãy để con tự thân vận động, bố mẹ chỉ định hướng và hỗ trợ đúng lúc mà thôi. Cái lý thuyết nói ra ai cũng bảo đã biết, nhưng lại thường được bỏ qua không nhìn đến. Để đến khi kết quả của việc nuông chiều nhiều khi không được như ý muốn mới giật mình. Một câu chuyện có thật khi một cô bé quyết định rời bỏ giảng đường đại học vì không chịu nổi sức ép của việc bị bố mẹ nuôi như “gà công nghiệp”. Nhiều ông bố bà mẹ phải thốt lên rằng: "Lúc mình ốm mà con vẫn ngồi chờ bố mẹ phục vụ ăn uống, đưa đón. Buồn như muốn khóc, lúc ấy mới ân hận vì đã biến nó thành một cái dây tầm gửi có biết làm gì đâu”.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ