5 đối tượng nào sẽ được đào tạo nghề miễn phí ở Hà Nội?
Kinhtedothi – Thành phố Hà Nội đặt ra mục tiêu năm 2023 đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho 14.720 người lao động là phụ nữ, lao động nông thôn, người khuyết tật, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ.
UBND Thành phố Hà Nội đã có Kế hoạch số 83/KH-UBND Đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023.
Thành phố đặt ra mục tiêu tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo trình độ dưới 3 tháng cho 14.720 người. Trong đó, 14.202 lao động là phụ nữ, lao động nông thôn, người khuyết tật; 500 thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 73,2%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 52,5%.
Hà Nội yêu cầu điều kiện học nghề là phụ nữ, lao động nông thôn, người khuyết tật từ đủ 15 tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học và có nhu cầu học nghề.
Người lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng tiền; người lao động thuộc hộ kinh doanh, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ mà phải chuyển chỗ ở có nhu cầu đào tạo nghề và trong độ tuổi lao động được hỗ trợ đào tạo nghề.
Người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tối có thiểu 6 tháng làm việc liên tục trước khi tham gia khóa đào tạo.
Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người chấp hành xong án phạt tù đã trở về cộng đồng được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.
Các đối tượng đủ điều kiện được đào tạo nghề có mức hỗ trợ đào tạo theo quy định của UBND TP ban hành. Trường hợp, người đồng thời thuộc các đối tượng ưu tiên hỗ trợ thì được hưởng một mức hỗ trợ chi phí đào tạo cao nhất.
Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ, mức hỗ trợ được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 4285/QĐ-UBND ngày 12/8/2019 của UBND TP Hà Nội; từ 4.027.000 – 9.822.000 đồng/người/nghề.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi tham gia chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng phải có đủ điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy đặng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định. Trong đó, ưu tiên các doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm đào tạo nghề, có cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy tốt và có nhiều giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động sau học nghề.
Mở rộng chế độ thai sản để thu hút người tham gia bảo hiểm xã hội?
Kinhtedothi – Chế độ thai sản với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện như đề xuất là quá ít, rất cần mở rộng; nên có chính sách vay vốn với lãi suất ưu đãi được “thế chấp” bằng quá trình đóng BHXH sẽ giải bài toán người lao động rút BHXH một lần…
Tuyển chọn trên 12.000 người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc
Kinhtedothi – Kỳ thi tiếng Hàn năm 2023 dành cho người lao động có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS sẽ được tổ chức tuyển chọn lấy 12.121 người.
Những bất lợi khi rút bảo hiểm xã hội một lần
Kinhtedothi – Khi rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, người lao động bị thiệt tới 1,14 tháng lương đối với mỗi năm đóng BHXH, không được hưởng lương hưu và không được cấp thẻ bảo hiểm y tế.