8 cơ quan, địa phương có tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình trên 50%
Kinhtedothi - Cục Chuyển đổi số, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa công bố tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình của 20 bộ, ngành và 63 tỉnh, TP trong năm 2024. Theo đó, năm 2024, cả nước có 8 cơ quan, địa phương có tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình trên 50%.
Số liệu được Bộ TT&TT công bố công khai trên Cổng thông tin chuyển đổi số quốc gia tại địa chỉ dx.gov.vn.
Kết quả đo từ hệ thống trực tuyến EMC cho thấy, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình của bộ, ngành và các địa phương, từ ngày 1/1/2024 đến ngày 31/12/2024, cả nước có 8 cơ quan, địa phương có tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình trên 50%. Đó là: Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ LĐTB&XH, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hà Nam, Đà Nẵng, Hà Giang và Nam Định.
Đáng chú ý, 3 bộ: Công Thương, Tài chính, Tư pháp - 3 bộ có tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình cao hơn cả trong 83 bộ, ngành, địa phương có cung cấp dịch vụ công, với các tỷ lệ đạt được trong năm 2024 lần lượt là 83,49; 78,44% và 77,66%.
Theo Cơ quan thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, số liệu của Bộ Tài chính chủ yếu là số liệu của Kho bạc nhà nước, chưa có số liệu của một số đơn vị khác thuộc bộ này như Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ nhà nước, Ủy ban Chứng khoán nhà nước. Tương tự, số liệu của Bộ Tư pháp chủ yếu là số liệu của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, chưa có số liệu của các đơn vị khác thuộc Bộ.
Xét riêng từng khối bộ, ngành và khối tỉnh, thành phố, trong 63 địa phương, 10 vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình thuộc về: Hà Nam, Đà Nẵng, Hà Giang, Nam Định, Cà Mau, Điện Biên, Kiên Giang, Lào Cai, Bắc Kạn và Gia Lai, với tỷ lệ đạt được dao động từ 31,85% đến 68,54%.
Còn trong 20 bộ, ngành, 10 vị trí đầu lần lượt là Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ LĐTB&XH, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Bộ TT&TT, Bộ Nội vụ, Bộ KH&CN, Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải, với tỷ lệ đạt được dao động trong khoảng từ 15,66% đến 83,49%.
Trích dẫn
EMC là hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ chính phủ số do Bộ TT&TT xây dựng và vận hành. Cục Chuyển đổi số quốc gia được giao là đơn vị đầu mối cung cấp tài khoản hệ thống EMC và thực hiện đối soát, cập nhật dữ liệu.
Hệ thống EMC thu thập số liệu từ các hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh. Hiện nay, hầu hết các hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ và tỉnh đã kết nối, gửi tự động dữ liệu theo thời gian thực về hệ thống EMC.
Từ 3/2025, triển khai đại lý dịch vụ công trực tuyến toàn địa bàn Hà Nội
Kinhtedothi - Ngày 18/12, Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội đã ban hành Đề án số 02/ĐA-TTPVHCC thí điểm triển khai mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) trên địa bàn TP Hà Nội
Người dân được hưởng lợi ích gì từ đại lý dịch vụ công trực tuyến?
Kinhtedothi - Mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến tại TP Hà Nội nhằm xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến rộng khắp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ hành chính công dễ dàng, nhanh chóng.
Hà Nội: thực hiện dịch vụ công trực tuyến, có thể dùng bản sao chứng thực điện tử
Kinhtedothi - Từ ngày 2/1/2025, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn TP Hà Nội có thể sử dụng bản sao chứng thực điện tử để thực hiện dịch vụ công trực tuyến hoàn toàn đối với đa số các thủ tục hành chính đã được cung cấp trên môi trường điện tử.