Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Việt Nam đứng thứ 2 ASEAN về tỷ lệ sử dụng địa chỉ Internet IPv6

Kinhtedothi - Sau hơn 27 năm kết nối toàn cầu, Internet Việt Nam đã phát triển vượt bậc. Từ năm 1997 với chỉ một mạng kết nối duy nhất, đến nay con số đã tăng trưởng tới 1.148 mạng có IP và ASN độc lập, kết nối với nhau Internet Việt Nam đã có những phát triển vượt bậc.

Những con số cụ thể về Internet Việt Nam năm 2024. Ảnh: VNNIC.

Tỷ lệ sử dụng địa chỉ Internet IPv6 gấp 1,6 lần tỷ lệ bình quân toàn cầu

Theo báo cáo Internet, tài nguyên Internet Việt Nam 2024 chủ đề: "An toàn, bền vững hạ tầng Internet trước sự phát triển các công nghệ mới", vừa được Trung tâm Internet Việt Nam - VNNIC, Bộ TT&TT công bố cho thấy, bức tranh toàn cảnh của Internet Việt Nam với định hướng "Lớn hơn, nhanh hơn, an toàn hơn và phẳng hơn".

Những năm qua, Internet Việt Nam đã không ngừng phát triển mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, tốc độ, bảo mật và khả năng đáp ứng nhu cầu người sử dụng, trở thành yếu tố thiết yếu, tích hợp vào mọi mặt đời sống xã hội, trở thành hạ tầng quan trọng của chuyển đổi số, góp phần thúc đẩy thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Sau hơn 27 năm kết nối toàn cầu, Internet Việt Nam đã phát triển vượt bậc. Từ thời điểm năm 1997 với chỉ một mạng kết nối duy nhất, đến nay con số đã tăng trưởng tới 1.148 mạng có IP và ASN độc lập, kết nối với nhau. Việc kết nối trực tiếp ngang hàng, chia tải, dự phòng nhiều hướng kết nối, kết nối tới các trạm trung chuyển Internet, Trạm trung chuyển Internet quốc gia - VNIX, đã giúp đảm bảo an toàn, dự phòng kết nối cho Internet Việt Nam.

Theo báo cáo mới công bố, Việt Nam đã luôn đi đầu trong chuyển đổi Internet sang thế hệ mới IPv6. Tính đến hết tháng 11/2024, tỷ lệ sử dụng địa chỉ Internet IPv6 tại Việt Nam đạt 65,5%, gấp 1,6 lần tỷ lệ bình quân toàn cầu, đứng vị trí thứ 2 ASEAN và có tên trong top 7 quốc gia cao nhất trên thế giới, tăng 2 bậc so với năm 2023.

Đáng chú ý, năm 2024 là kỷ niệm 30 năm tên miền quốc gia Việt Nam ".vn" hiện diện chính thức, thể hiện chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Số lượng tên miền.vn, đến hết tháng 11/2024, đã là hơn 630.000, xếp thứ 2 ASEAN, thứ 10 châu Á - Thái Bình Dương và đứng ở vị trí thứ 40 toàn cầu, tăng 6 bậc so với thời điểm cuối năm 2020.

Không chỉ vậy, hạ tầng lõi Internet tiếp tục hoạt động ổn định với hiệu suất SLA đạt trên 99,99%; có 845/1.148 thành viên địa chỉ IP của VNNIC tham gia ký số tài nguyên ROA/RPKI. Trong khi đó, với việc triển khai mạnh công nghệ ký số tài nguyên Internet - RPKI, báo cáo cho thấy, số lượng sự cố về an toàn định tuyến năm 2024 tại Việt Nam đã giảm 73% so với năm trước đó. Ngoài ra, hệ thống DNS ROOT được triển khai trong nước đã giúp tăng tốc truy vấn tên miền lên tới 5 lần.

Chuyển đổi mạng Internet Việt Nam sang IPv6 là xu thế tất yếu

Internet đang bước vào kỷ nguyên thông minh với sự phát triển các công nghệ mới (IPv6, 5G/6G, IoT, AI, IDC/Cloud, SDN/NFV, Blockchain,...) dẫn tới sự bùng nổ thiết bị kết nối, đòi hỏi nhu cầu chuyển dịch sang địa chỉ Internet thế hệ mới IPv6.

Hiện tại, IPv6 đã trở thành yếu tố cơ bản, thiết yếu của hạ tầng Internet, hạ tầng số, các dịch vụ số. Theo đó, các tiêu chuẩn mới cho IPv6, IPv6 only đã được hoàn thiện, ứng dụng rộng rãi để phát triển Internet thế hệ mới, Internet công nghiệp, IoT, Cloud, 5G, 6G…

Hướng tới mục tiêu nền Internet Việt Nam "lớn hơn, nhanh hơn, an toàn hơn và phẳng hơn", thực hiện đồng bộ "Quy hoạch hạ tầng TT&TT thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050", Trung tâm Internet Việt Nam - VNNIC xác định các nền tảng, dịch vụ tài nguyên số là yếu tố quan trọng, tạo đà phát triển cho hạ tầng Internet Việt Nam.

Trong đó, các nội dung chiến lược về thúc đẩy, phát triển tài nguyên Internet Việt Nam cũng đã được xác định. Đặc biệt, về phổ cập tên miền quốc gia ".vn", góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình chuyển đổi số của đất nước. Dự kiến, đến cuối năm 2025, tổng số tên miền ".vn" sẽ đạt tối thiểu 1 triệu.

Chuyển đổi mạng Internet Việt Nam sang IPv6 là xu thế tất yếu để phát triển Internet vạn vật, Internet công nghiệp với các dịch vụ mới như IoT, Cloud Computing, 5G/6G. Chính vì vậy, VNNIC đã dự thảo lộ trình chuyển đổi IPv6 only, ngừng sử dụng IPv4, sẵn sàng cho giai đoạn phát triển Internet vạn vật - IoT.

Lộ trình được dự kiến vạch ra, tỷ lệ IPv6 Việt Nam sẽ đạt 70% vào năm 2025; 80% vào năm 2028; 90% vào năm 2030 và chính thức ngừng sử dụng IPv4 vào năm 2032, khi tỷ lệ IPv6 Việt Nam đạt 100%.

Có thể thấy, chuyển đổi IPv6 only gắn với việc đổi mới về công nghệ, tạo ra các giá trị mới, đột phá. Do vậy, việc ngừng sử dụng IPv4 sẽ diễn ra dần dần, đồng bộ với thế giới.

Cải thiện hạ tầng Internet thúc đẩy phát triển dữ liệu số

Cải thiện hạ tầng Internet thúc đẩy phát triển dữ liệu số

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng bằng quy tắc ứng xử

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng bằng quy tắc ứng xử

26/01/2025 | 13:00

Kinhtedothi - "Bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng", được xây dựng trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế về các quy định bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, tham khảo khung của các bộ quy tắc khác đã được ban hành.

Lộ diện iPhone 17 Air

Lộ diện iPhone 17 Air

26/01/2025 | 08:56

Kinhtedothi - Mới đây, những bức ảnh được cho là của iPhone 17 Air đã xuất hiện, tiết lộ một thay đổi lớn trong thiết kế: cụm camera đặt ngang, tương tự Google Pixel.

8 cơ quan, địa phương có tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình trên 50%

8 cơ quan, địa phương có tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình trên 50%

21/01/2025 | 13:30

Kinhtedothi - Cục Chuyển đổi số, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa công bố tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình của 20 bộ, ngành và 63 tỉnh, TP trong năm 2024. Theo đó, năm 2024, cả nước có 8 cơ quan, địa phương có tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình trên 50%.

Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ