Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bảo đảm tính đại diện giai tầng trong ứng cử đại biểu Quốc hội

Kinhtedothi - Hôm nay, ngày 22/2, dự kiến tại phiên họp thứ 53, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét việc điều chỉnh lần thứ nhất cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở T.Ư và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu (ĐB) Quốc hội khóa XV. Đây là một bước quan trọng sau Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất.

Quang cảnh Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ảnh: Lâm Hiển
Tăng số đại biểu chuyên trách là cần thiết
Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, các địa phương đã hoàn thành Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giới thiệu người ứng cử ĐB Quốc hội khóa XV.

UBTV Quốc hội đã làm việc, trao đổi, thống nhất với đại diện Ban Thường trực Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên và xem xét, thông qua Nghị quyết 1193 (ngày 23/1/2021) dự kiến cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở T.Ư và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Theo đó, UBTV Quốc hội đã dự kiến số lượng ĐB Quốc hội ở T.Ư là 207 ĐB và số lượng ĐB Quốc hội ở địa phương 293 ĐB. Phấn đấu ĐB là người ngoài Đảng từ 25 - 50 ĐB; ĐB trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) khoảng 50 ĐB; ĐB tái cử khoảng 160 ĐB. ĐB là người dân tộc thiểu số bảo đảm tỷ lệ ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử là người dân tộc thiểu số. ĐB là phụ nữ bảo đảm tỷ lệ ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử…

Những điểm mới đáng lưu ý trong cuộc bầu cử tới đây là số lượng ĐB Quốc hội chuyên trách ở T.Ư được dự kiến tăng từ 114 ĐB (hiện tại) lên 133 ĐB. Đi kèm với đó, định hướng là giảm số lượng ĐB thuộc cơ quan hành pháp và các cơ quan, tổ chức khác. Tại hội nghị hiệp thương lần thứ nhất của Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam cũng xác định tổng số ĐB Quốc hội ở T.Ư là 207/500 (chiếm 41,4% tổng số ĐB). Theo Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng, cơ cấu ĐB của các tổ chức, đơn vị, cơ quan ở T.Ư được giới thiệu bao gồm: Các cơ quan Đảng 10 ĐB (khóa XIV 11 ĐB); cơ quan Chủ tịch nước 3 ĐB (khóa XIV 3 ĐB); cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc UBTV Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (đại biểu Quốc hội chuyên trách ở T.Ư) 133 ĐB (khóa XIV là 114 ĐB). Chính phủ và cơ quan thuộc Chính phủ dự kiến được bầu 15 ĐB (khóa XIV 18 ĐB)…

Cơ cấu và thành phần hợp lý

Hiện các địa phương cũng đã tiến hành xong hiệp thương xác định cơ cấu, thành phần, số lượng ứng cử ĐB Quốc hội khóa XV. Trên cơ sở đó sẽ phân bổ cho các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành đề cử người đủ tiêu chuẩn để ứng cử.

Theo Trưởng Ban Công tác đại biểu (UBTV Quốc hội) Trần Văn Túy, cơ cấu hướng dẫn là cơ cấu linh hoạt để các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư làm căn cứ để giới thiệu người ứng cử tiêu biểu gồm đại diện các ngành LĐTB&XH, giáo dục, y tế, văn hóa, nghệ thuật, đại diện Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức thành viên để đảm bảo tỷ lệ đại diện hợp lý các tầng lớp Nhân dân trong Quốc hội.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc xác định cơ cấu, thành phần thật hợp lý ngay từ khi phân bổ và chuẩn xác trong ba lần hiệp thương là rất quan trọng. Trong đó có vấn đề lớn là cần xem xét để có ĐB là những người lao động bình thường là công nhân, nông dân, lao động khu vực phi chính thức... đại diện cho phần lớn Nhân dân và cử tri cả nước. Như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã nói, số lượng, cơ cấu ĐB Quốc hội khóa XV được dự kiến trên cơ sở đảm bảo tính đại diện các giai tầng, thành phần, vùng miền và có cơ cấu hợp lý. Vì vậy, việc dự kiến phân bổ số lượng ĐB về cơ cấu, thành phần những người ứng cử để bầu vào Quốc hội và HĐND các cấp là một chế định rất quan trọng trong Luật Bầu cử ĐB Quốc hội và ĐB HĐND. Qua đó, thể hiện tính dân chủ, công khai, minh bạch trong việc lựa chọn, giới thiệu người ứng cử nhằm bảo đảm cơ cấu, thành phần và tỷ lệ đại diện hợp lý của các tầng lớp Nhân dân trong Quốc hội và HĐND các cấp.

Sau hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, ngày 22/2, 90 ngày trước ngày bầu cử là thời hạn cuối cùng để UBTV Quốc hội điều chỉnh lại cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giới thiệu ứng cử ĐB Quốc hội khóa XV. Theo quy định của Nghị quyết liên tịch số 09 của UBTV Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, việc giới thiệu người ứng cử ĐB Quốc hội sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 24/2 - 11/3.
Biên soạn sách hỏi - đáp về bầu cử

Để phục vụ các tổ chức phụ trách bầu cử, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cử tri nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện những nội dung của pháp luật về bầu cử ĐB Quốc hội, ĐB HĐND các cấp, Hội đồng bầu cử quốc gia tổ chức biên soạn cuốn sách “Hỏi - Đáp về bầu cử ĐB Quốc hội khóa XV và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026”. Cuốn sách gồm các nội dung cơ bản như việc ứng cử; tổ chức hiệp thương, giới thiệu người ứng cử; tuyên truyền, vận động bầu cử; nguyên tắc, trình tự bỏ phiếu, kiểm phiếu và xác định kết quả bầu cử…

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ