Bộ Nội vụ hướng dẫn xác định cơ cấu ngạch công chức
Kinhtedothi-Thông tư hướng dẫn việc xác định cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập; HĐND, UBND thành phố trực thuộc Trung ương.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ vừa ký ban hành Thông tư số 13/2022/TT-BNV hướng dẫn xác định cơ cấu ngạch công chức.
Theo đó, Thông tư hướng dẫn việc xác định cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập; HĐND, UBND thành phố trực thuộc Trung ương.
Thông tư quy định rõ, việc xác định cơ cấu ngạch công chức của từng cơ quan, tổ chức hành chính của các bộ, ngành, địa phương được căn cứ vào 3 nội dung: Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành và vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chung do Bộ Nội vụ và các bộ quản lý ngành, lĩnh vực hướng dẫn theo quy định tại Nghị định 62/2020/NĐ-CP ngày 1/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức; mức độ phức tạp của công việc và số lượng biên chế công chức cần bố trí theo từng vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tiêu chuẩn chức danh ngạch công chức chuyên ngành tương ứng với vị trí việc làm.
Khi xác định cơ cấu ngạch công chức của các cơ quan, tổ chức hành chính thì không tính công chức đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo, quản lý.
Song song đó, Thông tư cũng nêu rõ trình tự xác định cơ cấu ngạch công chức. Đó là, người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư này và căn cứ danh mục vị trí việc làm và số lượng biên chế công chức bố trí theo từng vị trí việc làm tại cơ quan, tổ chức mình để xác định tỷ lệ % (phần trăm) công chức giữ các ngạch công chức theo từng chuyên ngành tại cơ quan, tổ chức, báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức phê duyệt cơ cấu ngạch công chức phù hợp mức độ phức tạp của công việc theo vị trí việc làm, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động của cơ quan sử dụng công chức. Bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tham mưu, giúp người đứng đầu thực hiện việc xác định số lượng ngạch công chức và cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2023.
![Bộ trưởng Bộ Nội vụ lý giải nguyên nhân công chức, viên chức nghỉ việc nhiều](https://resource.kinhtedothi.vn/2022/10/27/271020220332-z3833553636176-07c2565bd5a9ba3a4f729c432ab040e1.jpg)
Bộ trưởng Bộ Nội vụ lý giải nguyên nhân công chức, viên chức nghỉ việc nhiều
Kinhtedothi - “Việc công chức, viên chức dịch chuyển từ khu vực công sang khu vực tư là yếu tố khách quan trên cơ sở điều tiết của thị trường lao động theo quy luật tất yếu của kinh tế thị trường…” - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết.
![Bộ Nội vụ: Tinh giản 79.000 biên chế mới là kết quả bước đầu](https://resource.kinhtedothi.vn/2022/12/26/bnv-26-12-5-o-nam.jpg)
Bộ Nội vụ: Tinh giản 79.000 biên chế mới là kết quả bước đầu
Kinhtedothi-Tại buổi họp báo định kỳ của Bộ Nội vụ chiều nay, 26/12, Vụ trưởng Vụ Tổ chức-Biên chế Vũ Hải Nam khẳng định, số lượng tinh giản biên chế với 79.000 người vừa qua mới là kết quả bước đầu; tới đây sẽ tiếp tục rà soát, tinh giản những người chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn.
![Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Chưa có đề xuất sáp nhập tỉnh nào với tỉnh nào](https://resource.kinhtedothi.vn/2022/12/26/bnv-26-12-3.jpg)
Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Chưa có đề xuất sáp nhập tỉnh nào với tỉnh nào
Kinhtedothi-"Hiện Bộ Nội vụ chưa có đề xuất cụ thể sắp xếp, sáp nhập tỉnh nào với tỉnh nào mà phải nghiên cứu rất kỹ lưỡng, trình cấp có thẩm quyền" - Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng khẳng định tại cuộc họp báo Bộ Nội vụ tổ chức chiều 26/12.