Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cảm xúc tháng Mười!

Kinhtedothi - Với lớp hậu sinh, tháng 10 thường chỉ được nhắc đến với hương hoàng lan, hương hoa sữa, đến vị cốm làng Vòng, với tiết Thu dịu ngọt nắng mật ong.

Và từ lâu, ở Hà Nội - tháng 10 cũng đồng nghĩa với sự bắt đầu mùa cưới “mùa chim làm tổ”… Cũng chỉ cần từng ấy “nguyên liệu” thôi, đã đủ cảm hứng cho thơ ca, nghệ thuật. Nhưng trong phạm vi bài viết nhỏ này, chúng tôi chỉ muốn nhắc đến một vài ca khúc về tháng 10 của Thủ đô.
Khúc tiên tri

“Tiến về Hà Nội” của cố nhạc sĩ Văn Cao được xem là ca khúc “tiên tri” viết về ngày Giải phóng Thủ đô. Nói “tiên tri” bởi ca khúc được sáng tác vào năm 1949, tức là ra đời trước 5 năm khi Hà Nội hoàn toàn được giải phóng. Theo nhiều người yêu nhạc, “Tiến về Hà Nội” được xem như một bài hát mang tính dự báo về ngày Giải phóng Thủ đô, nhưng sự “tiên tri” này lại trùng khớp một cách kỳ lạ với những gì đã diễn ra sau đó. Vào tháng 10/1954, Hà Nội đón những đoàn quân từ chiến khu Việt Bắc về tiếp quản và hình ảnh những đoàn quân “đi như sóng” tiến về Hà Nội đẹp không khác gì lời bài hát mà nhạc Văn Cao đã viết từ trước đó: “Trùng trùng quân đi như sóng/ Lớp lớp đoàn quân tiến về/ Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng, cờ ngày nào tung bay trên phố…/ Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về/ Như đài hoa đón mừng nở năm cánh đào…”.

Đặc biệt, những bức ảnh ghi lại thời khắc đoàn quân từ chiến khu trở về tiếp quản Hà Nội trong rừng cờ hoa, trong sự chào đón của người dân Hà Nội và các Trung đoàn tiếp quản Thủ đô đều đi từ 5 cửa ô tiến vào nội thành càng “đúng như in” với những gì vị nhạc sĩ tài ba đã hình dung. "Tiến về Hà Nội" là một lời tiên đoán lịch sử thật chính xác, đây là một tác phẩm âm nhạc xuất sắc. Một lời tiên đoán đúng đến từng giây từng phút về Ngày Giải phóng Thủ đô, sau khi bài hát ra đời 5 năm.

“Tiến về Hà Nội” thường được hát vang trên những con đường Thủ đô trong Ngày Giải phóng 10/10, trong những năm tháng "mịt mù bão lửa" cho đến "một thời hòa bình". "Tiến về Hà Nội" vẫn tràn sức sống cho tới tận ngày nay, bởi nó mang lại cho người nghe một cảm giác lạc quan tin tưởng và hạnh phúc khó tả.

Bức tranh cảm xúc

Sau “Tiến về Hà Nội”, “Cảm xúc tháng mười” (nhạc Nguyễn Thành – lời thơ Tạ Hữu Yên), lại là nét nhạc thể hiện chiều sâu cảm xúc: “Không thể nói trời không trong hơn. Và mắt em xanh khác ngày thường. Khi đoàn quân kéo về mùa Thu ấy. Nhịp trống rung ba mươi sáu phố phường”.

Tuy ra đời sau “Tiến về Hà Nội” của Văn Cao, nhưng mỗi khi cất lên, “Cảm xúc tháng mười”, đem đến cho người nghe cái rưng rưng của tình người, tình mẹ con sau bao năm kháng chiến – kẻ mất người còn. Cảm xúc chiến thắng của những đoàn quân trùng điệp tiến về giải phóng Thủ đô nhường lại cho nỗi xúc động đi vào chiều sâu: “Mẹ đứng hàng đầu rưng rưng nước mắt. Xốn xang mẹ thầm gọi các con. Anh chiến sĩ mến thương nhìn mẹ. Nghe niềm vui ấm cả tâm hồn”. Những kỷ niệm của tháng 12/1948, quân ta rút khỏi Thủ đô, khỏi vòng vây quân Pháp để bảo toàn lực lượng. Cái đêm rút lui thần kỳ ấy đã để lại niềm tin hát khúc khải hoàn: “Đêm, cái đêm rút qua gầm cầu. Anh đã hẹn ngày mai trở lại. Sóng sông Hồng vỗ bờ hát mãi. Đỏ niềm tin là khúc khải hoàn ca”. Mùa Thu chiến thắng, năm cửa ô Hà Nội lại trong xanh, rộng mở đón đàn con trở về. Nhịp điệu âm nhạc trong bài ca đã nhanh hơn, rộn ràng hơn. Nó chuyển động như nhịp thở của thơ, khi còn vương vấn những xúc cảm của ký ức, cảm xúc như được nhân đôi trong lâng lâng và say đắm: “Một sớm thu trong đất thắm sao vàng. Năm cửa ô xòe năm cánh rộng. Đoàn quân về nhấp nhô như sóng. Những ngôi nhà dường muốn cao thêm. Tháng Mười ấy là khúc ca say. Khúc ca mở những chiến công đầy Ôi Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội. Nghìn năm vẫn một trái tim này…”.

Từ khi ra đời đến nay, “Tiến về Hà Nội”, “Cảm xúc tháng mười”, vẫn được nhiều người yêu mến. Âm thanh của hai ca khúc vẫn thường xuyên vang lên, đặc biệt là trong dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10. Những bài hát này như đã trở thành một “khúc ca khải hoàn” của người Hà Nội trong ngày hôm qua, hôm nay và mãi mãi về sau. Chỉ tiếc rằng, lớp trẻ ngày nay không ít người chỉ mải mê với trào lưu nhạc Hàn, nhạc Nhật mà quên đi (?) “Cảm xúc tháng mười”, “Tiến về Hà Nội”, 2 ca khúc đã “đóng đinh” vào dấu ấn lịch sử Ngày Giải phóng Thủ đô.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nghệ nhân sơn mài Hà Nội chào Xuân với 45 bức tượng rắn độc đáo

Nghệ nhân sơn mài Hà Nội chào Xuân với 45 bức tượng rắn độc đáo

17/01/2025 | 21:55

Hơn 20 năm không ngừng sáng tạo và đổi mới, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã thổi một làn gió mới vào nghệ thuật sơn mài truyền thống, góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của làng nghề Thủ đô. Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã tạo ra 45 bức tượng rắn độc đáo với nhiều hình thái khác nhau.

Sôi động với trải nghiệm “Tết truyền thống” tại Hà Nội

Sôi động với trải nghiệm “Tết truyền thống” tại Hà Nội

16/01/2025 | 17:39

Kinhtedothi - Từ ngày 18/1, tại nhiều điểm di sản, giao lưu văn hóa như phố cổ Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Làng cổ Đường Lâm diễn ra các chương trình trải nghiệm “Tết truyền thống” với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn.

Phát huy sức mạnh âm nhạc trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Phát huy sức mạnh âm nhạc trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

29/12/2024 | 09:54

Kinhtedothi - Âm nhạc luôn gắn liền với đời sống và tâm hồn người dân Thủ đô, góp phần tạo nên văn hóa đặc sắc của Hà Nội. Để xây dựng chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh, cần bảo tồn, phát huy giá trị âm nhạc truyền thống, đồng thời khuyến khích những sáng tạo mới.

Hơn 50.000 hộ dân quận Ba Đình được công nhận "Gia đình văn hóa"

Hơn 50.000 hộ dân quận Ba Đình được công nhận "Gia đình văn hóa"

27/12/2024 | 11:58

Kinhtedothi - Sáng 27/12, UBND quận Ba Đình tổ chức tổng kết thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2025.

Câu chuyện ý thức: Góc phố sạch

Câu chuyện ý thức: Góc phố sạch

23/12/2024 | 21:31

Kinhtedothi - Trong nhịp sống hối hả của thời đại, việc giữ gìn sự sạch sẽ và văn minh nơi công cộng không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà còn là thước đo văn hóa của cả cộng đồng. Thế nhưng, xả rác bừa bãi tưởng chừng như nhỏ nhặt lại đang trở thành một vấn đề nhức nhối.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ