Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cần giám sát trách nhiệm người đứng đầu trong giải quyết kiến nghị của cử tri

Kinhtedothi - Chiều 26/5, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ Quốc hội khóa XV. Đây là lần đầu tiên Quốc hội quyết định thảo luận tại hội trường về nội dung này.

Quốc hội có nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động

Thảo luận về nội dung này, đại biểu Quốc hội Đặng Bích Ngọc (đoàn tỉnh Hòa Bình) cho rằng, việc đưa nội dung này vào Chương trình Kỳ họp lần này để các đại biểu Quốc hội cùng thảo luận là rất đúng đắn, đáp ứng mong mỏi của cử tri và Nhân dân…

Quang cảnh phiên thảo luận

Theo đại biểu, việc thảo luận sẽ góp phần đánh giá toàn diện, đầy đủ về kết quả cũng như tồn tại, hạn chế trong việc tiếp nhận, phân loại và giải quyết trả lời kiến nghị của cử tri của Quốc hội, các bộ, ngành. Điều này càng minh chứng trong thời gian qua Quốc hội đã có nhiều đổi mới về tổ chức và hoạt động, sáng tạo, linh hoạt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.

Đồng tình với nhận định trên, đại biểu Quốc hội Lý Văn Huấn (đoàn tỉnh Thái Nguyên) đề nghị báo cáo cần làm rõ lĩnh vực nào có chuyển biến tích cực, cơ quan nào đã có tiến bộ rõ rệt trong giải quyết kiến nghị của cử tri. Đại biểu đề nghị Ban Dân nguyện quan tâm hơn nữa, đôn đốc việc trả lời kiến nghị của cử tri với các bộ, ngành trung ương-nhất là kiến nghị của cử tri được tiếp thu, triển khai nhưng chưa giải quyết dứt điểm.

Đại biểu Quốc hội Lý Tiết Hạnh (đoàn tỉnh Bình Định) phát biểu thảo luận

Đặc biệt, khi xây dựng kế hoạch, cần chú ý giám sát nội dung trả lời các kiến nghị đối với vụ việc còn chậm, nhiều bức xúc nổi cộm, những vấn đề cử tri kiến nghị nhiều lần đã được trả lời nhưng chưa có chuyển biến tích cực.

Đại biểu Nguyễn Tiến Nam (Đoàn tỉnh Quảng Bình) đánh giá cao những nỗ lực của Ban Dân nguyện trong việc tiếp nối, kế thừa để công tác giải quyết kiến nghị của cử tri được thường xuyên liên tục… Tuy nhiên, đối với những kiến nghị cụ thể, việc trả lời một số Bộ, ngành nhiều khi còn chung chung, mang tính viện dẫn luật mà không hướng dẫn lộ trình giải quyết cụ thể. Một số cơ quan, ban, ngành trả lời không đúng, trọng tâm, trọng điểm.

Ngoài ra, một số cơ quan, bộ, ngành vẫn còn chậm, chưa kịp thời xem xét, trả lời kiến nghị của cử tri. Điều này làm cho quá trình rà soát, đôn đốc của các đoàn đại biểu Quốc hội, Ban Dân nguyện mất nhiều thời gian, công sức. Vì vậy, đại biểu đề nghị đối với những vấn đề mang tính sự vụ cụ thể, xử lý chế độ chính sách cho người có công hay các kiến nghị tháo gỡ vướng mắc về quy trình, thủ tục mà địa phương đang bế tắc, trả lời cần có sự hướng dẫn cụ thể, cần có sự rà soát kỹ hồ sơ vụ việc, trả lời chi tiết để từ đó cử tri các sở, ngành liên quan áp dụng được giải quyết được tận gốc…

Cần quy rõ trách nhiệm chủ trì trong giải quyết kiến nghị của cử tri

Cùng chung ý kiến trên, đại biểu Quốc hội Lý Tiết Hạnh (đoàn tỉnh Bình Định) cho biết, nhiều kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Định đã được các cơ quan chức năng tiếp thu, trả lời cụ thể. Nhiều vụ việc khó, phức tạp đã tồn tại lâu đã được giải quyết. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến kiến nghị của cử tri gửi đến các cơ quan chức năng, đặc biệt là những kiến nghị liên quan đến nhiều Bộ, ngành chưa được giải quyết dứt điểm.

Đại biểu Quốc hội Mai Văn Hải (đoàn tỉnh Thanh Hóa) phát biểu tại hội trường

Vì vậy, đại biểu cho rằng, cần có cơ chế phối hợp giữa các Bộ, Ngành và quy định rõ trách nhiệm chủ trì trong việc giải quyết những kiến nghị có liên quan đến nhiều bộ ngành-đặc biệt là những kiến nghị liên quan đến chính sách. Đồng thời khi triển khai những chính sách cần có đánh giá tác động kỹ lưỡng, cân nhắc xem xét những tác động trực tiếp, gián tiếp để có những quy định hợp lý ngay từ đầu, góp phần giảm thiểu những khiếu nại, khiếu kiện...

Đại biểu Quốc hội Mai Văn Hải (đoàn tỉnh Thanh Hóa) chỉ rõ, trên thực tế công tác giải quyết kiến nghị của cử tri cũng còn có nhiều vướng mắc, khó khăn, nhiều vấn đề vướng mắc trong cơ chế… Chính phủ, các bộ, ngành cần phải rà soát, xem xét lại, đối với những vấn đề chưa ban hành thì cần khẩn trương ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật.

Đồng thời cần tăng cường giám sát việc giải quyết các kiến nghị của cử tri. Việc này cần phải làm thường xuyên và phải được giám sát mở rộng. Đặc biệt, cần phải giám sát trách nhiệm người đứng đầu trong việc giải quyết các kiến nghị của cử tri; giám sát việc phối kết hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan có liên quan trong vấn đề giải quyết các kiến nghị của cử tri.

"Tại các kỳ họp thường kỳ nên đưa nội dung này vào thảo luận. Thông qua đó trách nhiệm các cơ quan có trách nhiệm, có thẩm quyền trong giải quyết kiến nghị của cử tri sẽ được nâng cao hơn, chất lượng giải quyết các kiến nghị của cử tri sẽ được nâng lên", đại biểu Mai Văn Hải đề xuất.

53 nhóm kiến nghị cử tri Hà Nội trước Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội

53 nhóm kiến nghị cử tri Hà Nội trước Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội

Nội dung giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri rõ ràng, cụ thể

Nội dung giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri rõ ràng, cụ thể

Đại biểu Quốc hội: Người tiêu dùng đang xâm phạm quyền lợi của nhau

Đại biểu Quốc hội: Người tiêu dùng đang xâm phạm quyền lợi của nhau

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ