Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cẩn trọng để tránh hàng giả, hàng nhái

Kinhtedothi - Cận Tết là thời điểm các đối tượng làm ăn phi pháp lợi dụng nhu cầu tiêu dùng tăng cao tung hàng giả, hàng kém chất lượng ra thị trường. Đây là vấn nạn nhức nhối khiến lực lượng chức năng, cơ quan quản lý không khỏi “đau đầu” tìm cách đấu tranh, ngăn chặn.

Dịp Tết Nguyên đán hằng năm là cao điểm mua sắm, thị trường hàng hóa sôi động hơn bao giờ hết với những mặt hàng chủ yếu như: thực phẩm chế biến, bánh kẹo, rượu, bia, thuốc lá, nước giải khát, hàng gia dụng, quần áo, giày dép… Đây cũng là thời điểm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ len lỏi vào thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh và sức khỏe của người tiêu dùng. Điều đáng nói là các mặt hàng này ngày càng được sản xuất tinh vi, với nhiều chủng loại và có mặt ở khắp nơi từ thành thị đến nông thôn, khiến cho người tiêu dùng rơi vào “ma trận” khi mua sắm, vì không phân biệt được đâu là thật, đâu là giả.

Lực lượng chức năng nhận định, dù liên tục phát hiện, kiểm tra, bắt giữ số lượng lớn các loại hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc nhưng tình trạng này vẫn diễn biến phức tạp, nhất là thời điểm giáp Tết. Đáng lo ngại, bên cạnh phương thức, thủ đoạn cũ, các đối tượng sử dụng phương thức, thủ đoạn mới, khó lường như: không khai báo, khai không đúng với thực tế hàng hóa, che giấu nguồn gốc, tuyến đường của lô hàng; hàng hóa vi phạm được cất giấu tinh vi, giấu lẫn trong hàng hóa không vi phạm, đánh tráo, rút ruột đối với hàng hóa quá cảnh. Đặc biệt, những đối tượng này cũng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử, trang mạng xã hội, chuyển phát nhanh, bưu điện để mua bán, vận chuyển, trà trộn hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng...

Một điều đáng lưu tâm nữa là dịp Tết Nguyên đán là thời điểm nhiều DN khuyến mại, xả hàng hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Tuy nhiên, không ít đối tượng đã lợi dụng chương trình này để tiêu thụ hàng lậu, hàng giả do nước ngoài sản xuất nhưng gắn nhãn của DN Việt. Sức lôi cuốn của những loại hàng này là giá rẻ hơn rất nhiều hàng thật. Với việc mua “đồ hiệu” giá rẻ, vô tình người tiêu dùng đã tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng.

Để xử lý hiệu quả vấn nạn nêu trên, nhiều chuyên gia cho rằng, việc kiểm tra, kiểm soát thị trường cần được triển khai thực hiện quyết liệt hơn nữa với mục tiêu cao nhất là bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và uy tín của DN sản xuất chân chính trong nước. Về phía DN cần chủ động sử dụng các phương án tem chống giả, chú trọng đăng ký quyền sở hữu trí tuệ… nhằm bảo vệ thương hiệu của mình trong xu hướng chuyển đổi số hiện nay.

Tuy nhiên, chính mỗi người dân cũng cần ý thức bảo vệ mình, nên mua hàng ở những đơn vị kinh doanh có thương hiệu, uy tín, có đầy đủ hóa đơn chứng từ, tem nhãn đúng quy định của pháp luật. Và quan trọng hơn cả là người dân cần coi việc mua hàng thật, có nguồn gốc xuất xứ là đương nhiên, không tiếp tay cho các đối tượng sản xuất hàng giả, không rõ nguồn gốc.

Thiết nghĩ, cùng với sự vào cuộc của các ngành chức năng, mỗi người dân cũng cần phối hợp với lực lượng chức năng trong phòng, chống vấn nạn hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm, người tiêu dùng cần phản ánh tới cơ quan quản lý hoặc cơ quan công an, cũng như chủ động chia sẻ thông tin để cộng đồng biết và phòng tránh.

Nan giải cuộc chiến chống hàng giả, hàng lậu trên môi trường mạng

Nan giải cuộc chiến chống hàng giả, hàng lậu trên môi trường mạng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giá tiêu hôm nay 14/1/2025: giá tiêu Indonesia bất ngờ tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 14/1/2025: giá tiêu Indonesia bất ngờ tăng mạnh

15/01/2025 | 21:36

Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 14/1/2025 trong khoảng 147.000 - 147.500 đồng/kg. Indonesia trở thành nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất sang Việt Nam thay thế Brazil. Các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường nhập khẩu từ những nước trong khu vực Đông Nam Á.

Phải xử lý nghiêm

Phải xử lý nghiêm

12/01/2025 | 19:21

Kinhtedothi - Dựng rạp cưới lấn chiếm lòng đường, vỉa hè đã và đang trở thành một vấn đề nhức nhối, đặc biệt tại các thành phố lớn và những khu vực có mật độ giao thông cao.

Không thể “một sớm một chiều”

Không thể “một sớm một chiều”

09/01/2025 | 20:31

Kinhtedothi - Hầu như năm nào vào thời điểm này, trên các phương tiện truyền thông lại gióng lên hồi chuông cảnh báo về chất lượng không khí (AQI) Hà Nội. Năm nay cũng không có gì khác, khi chỉ số AQI thường xuyên ghi nhận ở mức 201 - 300, rất có hại cho sức khỏe.

Điều chỉnh càng sớm càng tốt

Điều chỉnh càng sớm càng tốt

08/01/2025 | 23:57

Kinhtedothi - Mức giảm trừ gia cảnh quá lỗi thời so với điều kiện thực tế cuộc sống được các chuyên gia, người làm công ăn lương liên tục kiến nghị trong nhiều năm nay.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ