Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cảnh giác với nạn trộm cắp tại các lễ hội

Kinhtedothi - Ghi nhận thời gian qua, do ban quản lý các đền, chùa và lực lượng chức năng trên địa bàn Hà Nội đã làm tốt công tác phòng chống nên nạn trộm, cắp tại các lễ hội đầu Xuân giảm mạnh. Tuy nhiên, người tham gia lễ hội vẫn cần cẩn trọng khi du Xuân đầu năm mới.

 Ảnh minh họa
Hiện tại Lễ hội Chùa Hương đang thu hút rất đông khách thập phương về trẩy hội, du Xuân. Có ngày lễ hội đón hơn 5 vạn du khách đến tham quan, lễ Phật. Thời điểm dòng người đi lễ bị ùn ứ, cũng là lúc mỗi người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ tài sản cá nhân.

Phân tích nhiều vụ trộm cắp trước đó tại nhiều lễ hội cho thấy, các đối tượng phạm tội thường giả dạng khách hành hương, ăn mặc lịch sự, thậm chí còn mang theo đồ lễ tạo vỏ bọc với những người xung quanh. Thủ đoạn quen thuộc của các đối tượng là thường tìm nạn nhân là nữ hay mang theo túi xách bên mình (nhất là những người đi một mình). Lợi dụng lúc họ đang mải cầu khấn, chúng tìm cách đánh lạc hướng như: Tự hạ lễ hay bê lễ của người bị hại đi nơi khác, cũng có khi chúng đạp tụt giày của du khách hay châm hương làm cháy áo... Khi du khách bị thu hút bởi sự việc diễn ra phía trước thì phía sau đồng bọn của chúng áp sát để rạch túi, trộm cắp tài sản. Hoặc lợi dụng tình trạng chen lấn xô đẩy, đối tượng trộm cắp thường dùng kìm bấm loại nhỏ cắt đứt dây trang sức để đồng bọn chờ sẵn nhặt và nhanh chóng biến mất…

Nhằm phòng ngừa có hiệu quả hoạt động trộm cắp tài sản ở địa bàn công cộng, Công an Hà Nội tiếp tục khuyến cáo người dân nâng cao tinh thần cảnh giác. Theo đó, người dân khi đi lễ hội cần đề phòng cao hoạt động trộm cắp, móc túi diễn ra ở khu vực nhà chờ (nơi có cáp treo), nơi chuẩn bị đồ lễ... Cảnh giác với các hoạt động chen lấn, xô đẩy của tội phạm để lợi dụng lộn xộn, trộm cắp móc túi lấy điện thoại, ví và những tài sản có giá trị khác.

Trước hết, mọi người trước khi vào lễ hội, không nên mang theo quá nhiều tiền, vật dụng có giá trị (như hoa tai, dây chuyền vàng, điện thoại đắt tiền...) hay giấy tờ quan trọng. Nếu đoàn đông người nên đi sát nhau và lưu ý, nhắc nhở cùng bảo vệ tài sản. Ngoài ra, tại các lễ hội lớn, không ít người kinh doanh dịch vụ ăn theo cũng thừa cơ “chặt chém” du khách. Để tránh bị hớ, người dân cần hỏi kỹ giá cả và thống nhất trước khi mua hàng hóa hoặc khi vào ăn, uống nước. Nếu người kinh doanh cố tình bán hàng nằm trong danh mục cấm, hàng không bảo đảm ATTP... người dân nên báo ngay cho tổ an ninh, trật tự gần nhất để kịp thời giải quyết.

Một lưu ý khác rất quan trọng đối với cơ quan chức năng, đó là khi phát hiện hay bị mất cắp tài sản, người dân nên báo ngay lực lượng giữ ANTT tại chỗ. Hành động này vừa giúp người dân tìm lại tài sản, vừa để lực lượng chức năng nhanh chóng tổ chức các biện pháp nghiệp vụ bảo đảm ANTT chung trong khu vực.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ