Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chăm lo thật tốt cho người lao động, sẽ có sàn an sinh

Kinhtedothi – Chiều 10/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội đã tiến hành chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung về những vấn đề liên quan đến thực hiện các chính sách an sinh xã hội và các gói hỗ trợ và tác động của đại dịch Covid-19 đến lao động, việc làm cùng những giải pháp ứng phó...

Theo đó, Đại biểu Huỳnh Thị Phúc – Đoàn Bà Rịa Vũng Tàu đã gửi tới Bộ trưởng Đào Ngọc Dung câu hỏi: Đại dịch Covid-19 đã tạo nên cuộc khủng hoảng xã hội, lao động và việc làm. Qua các số liệu về lao động, các vấn đề liên quan đến làn sóng dịch chuyển lao động tự phát từ các vùng kinh tế trọng điểm quay trở về quê đã làm thiếu hụt lao động tại các khu công nghiệp, tại các địa phương có nhu cầu lao động.  Để thích ứng an toàn, linh hoạt nhằm khôi phục sản xuất, phục hồi kinh tế thì Bộ có tham mưu gì để giải quyết thực trạng thiếu hụt lao động?
Trước câu hỏi của Đại biểu Huỳnh Thị Phúc, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung  cho biết: Để thích ứng an toàn, linh hoạt nhằm khôi phục sản xuất, phục hồi kinh tế, Bộ LĐTB&XH đã đưa ra các giải pháp, trong đó đề cập sâu đến việc giữ chân người lao động (NLĐ); thu hút NLĐ quay trở lại; giải quyết việc làm cho NLĐ ở những nơi họ đã trở về mà không đi làm việc ở nơi cũ và không làm việc ở nơi mới; điều tiết bổ sung trong những trường hợp đặc biệt, ở những địa bàn, đối tượng cấp thiết.
 Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội về các vấn đề xoay quanh việc thực hiện các gói hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19,... Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Trong đó có 2 chuyện quan trọng, một là chúng ta lo thật tốt về chính sách, về đời sống, mức lương, thu nhập. Và, phải chăm lo an sinh thật tốt, phải có sàn an sinh tối thiểu để NLĐ có thể yên tâm; đó là vấn đề nhà trọ, nhà ở, sinh hoạt, nơi gửi con; tiêm vaccine để đảm bảo an toàn tính mạng cho NLĐ.
Để khắc phục những hạn chế an sinh xã hội về lâu dài, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: “Chủ trương Đại hội Nghị quyết 13 nêu rất rõ, đó là chúng ta phấn đấu phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội. Không đánh đổi, hy sinh tiến bộ công bằng xã hội để lấy phát triển kinh tế đơn thuần. Và, vì vậy hiện nay, trong tổng số ngân sách Nhà nước mặc dù có khó khăn nhưng Việt Nam được đánh giá đứng đầu khối Asean về đầu tư ngân sách cho khối an sinh xã hội. Mặc dù Việt Nam rất nhiều khó khăn nhưng chúng ta có chính sách an sinh xã hội tương đối đồng bộ, toàn diện, kể cả cho người có công, người yếu thế, người già, người neo đơn, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng khác.
Và, theo tinh thần này, trong thời gian tới, theo chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ chúng tôi đang hoàn thiện và xây dựng đề án, để đầu năm 2023 sẽ trình Ban chấp hành Trung ương về đề án củng cố nâng cao chất lượng an sinh của người dân Việt Nam. Đề án có nhiều vấn đề liên quan như đời sống, thu nhập cho ng nghèo, người yếu thế, người có công, nước sạch, vệ sinh môi trường để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, phân hóa xã hôi để mọi người ai cũng được tham gia, ai cũng được hưởng thành quả xã hội.
 Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: Chúng ta lo thật tốt về chính sách, đời sống, mức lương, thu nhập cho người lao động. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Trước câu hỏi của Đại biểu Dương Minh Ánh – Đoàn Hà Nội về thay đổi mới hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo hướng nào để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế đất nước, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã có phản hồi: Tinh thần chung là thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nghề nghiệp. Và, đổi mới giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, đa dạng.
Đồng thời, gắn kết chặt chẽ với nhà nước nhà trường và DN. Cùng với đó là phấn đấu thực hiện mục tiêu người dân, các bậc cha mẹ ủng hộ cho con cháu đi học nghề. “Làm sao để có chính sách; vừa tuyên truyền các cơ chế, thương hiệu các trường nghề để học sinh tham gia nhiều hơn. Đồng thời trong quá trình học nghề thì sinh viên được học liên thông khi có nhu cầu” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu rõ.
Người đứng đầu ngành LĐTB&XH nước nhà cũng cho rằng, đối với trường nghề đào tạo làm sao để khi các cháu ra trường phải có việc làm, có thu nhập tốt.
Và một giải pháp được Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đưa ra là sẽ xây dựng chương trình Nâng tầm kỹ năng lao động VN để đáp ứng yêu cầu hội nhập theo tinh thần Chỉ thị 14 của Chính phủ.
 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ