Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

“Chưng cất” tinh hoa văn hóa Thủ đô

Kinhtedothi - Sau 10 năm sáp nhập, văn hóa Hà Nội có sự hòa quện nhưng cũng có nhiều thay đổi, biến động và đối mặt thách thức trong công tác bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa Thủ đô – đó là nội dung được bàn thảo trong cuộc hội thảo “Văn hóa Thăng Long – Hà Nội, sau 10 năm hợp nhất” diễn ra sáng 25/9.

Người dân đến xem hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội. Ảnh: Thanh Hải
Hiện diện và nhạt phai
Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội Lê Hồng Lý cho biết: Sau 10 năm hợp nhất, toàn bộ văn hóa xứ Đoài nằm trọn trong văn hóa Hà Nội, điều này làm cho văn hóa Thủ đô phong phú hơn trong tất cả các lĩnh vực như phong tục tập quán, lễ hội, làng nghề, ẩm thực. Đặc biệt hơn cả, theo NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội: “Trong 10 năm qua, Hà Nội đã có thêm nhiều công trình văn hóa, nghệ thuật được đầu tư quy mô như: Bảo tàng Hà Nội, rạp Công Nhân, rạp Đại Nam, rạp Kim Đồng, Thư viện Hà Nội, Tượng đài Thánh Gióng… Đặc biệt, Phố sách Hà Nội được mở tại phố 19 tháng 12 (quận Hoàn Kiếm) và hai không gian đi bộ quanh Hồ Gươm và phố Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ), góp phần đáp ứng nhu cầu sáng tác nghệ thuật, học tập, trao đổi, hưởng thụ, nâng cao hiểu biết, trách nhiệm giữ gìn văn hóa truyền thống.

Tuy nhiên, trong quá trình sáp nhập, mở rộng địa giới, Hà Nội phải đối mặt với không ít thách thức. Hà Nội vốn là đất trăm nghề, những cốm Vòng, giấy sắc Nghĩa Đô, giờ không còn hiện diện nhiều. Vùng đất Hà Tây (cũ) giờ đang đứng trước nguy cơ như vậy. Nói cách khác, Hà Tây cũng là đất trăm nghề nhưng giờ chỉ còn nghề mộc là còn lốc cốc đâu đó, các làng nghề tinh hoa đang mai một, đứng trước nguy cơ biến mất. Làng sơn mài Hạ Thái chỉ còn vài ba nhà theo nghề. Chùa Thầy không còn rối nước; chèo, tuồng, hát trống quân, ca trù chỉ ở mức gắng gượng của các câu lạc bộ. Ai cũng biết phố Hàng Bài ở trung tâm Hà Nội, nhưng ngày nay không còn sản xuất những lá tổ tôm, tam cúc từ lâu. Hà Nội đang có những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trong quá trình cạn kiệt, nay đứng trước nguy cơ biến mất.

Để làng nghề không bị bỏ rơi

Sau 10 năm hợp nhất, văn hóa Thăng Long và văn hóa xứ Đoài là sự kết tinh tinh hoa văn hóa của nhiều vùng miền, nhưng đó cũng là 2 “màu mực” đem pha vào nhau với nhiều khả năng xảy ra. Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, ông Lê Hồng Lý cho biết: Một số làng nghề khi chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, nhưng không đáp ứng được nhu cầu xã hội sẽ đứng trước nguy cơ bị mai một và biến mất. Do vậy, để bảo tồn những nét văn hóa truyền thống Hà Nội, chúng ta (cơ quan chức năng của Hà Nội và các chuyên gia hoạt động về văn hóa) trước hết phải thống kê, sưu tầm để có biện pháp bảo vệ. Bên cạnh đó, phải chỉ cho người dân địa phương hiểu những nét đẹp của văn hóa, tạo điều kiện cho họ phát triển kinh tế thông qua các hoạt động du lịch. Đối với những di sản văn hóa người dân không thể tự bảo tồn, Nhà nước cần có những khoản kinh phí tài trợ và có định hướng trong quá trình trùng tu, lưu giữ. Cần tránh những sự việc đáng tiếc làm cho những nét đặc trưng của văn hóa bị mai một như vụ việc tại đình Lương Xá (huyện Ứng Hòa) bị bê tông hóa.

Ngoài ra, theo nhà văn Nguyễn Sĩ Đại – Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội: “Về phía văn nghệ sĩ Thủ đô, họ cần phát hiện những xu hướng tiếp biến của văn hóa, cổ vũ cho những xu hướng tích cực, hiện đại, phù hợp với truyền thống dân tộc, bồi đắp những phẩm chất Hà Nội bằng các tác phẩm nghệ thuật”. Có như vậy, sự phát triển của văn hóa Thăng Long - Hà Nội, một mảnh đất vốn có bề dày ngàn năm, trăm nghề, trăm màu sắc được hợp lại mới có sự bền vững.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nghệ nhân sơn mài Hà Nội chào Xuân với 45 bức tượng rắn độc đáo

Nghệ nhân sơn mài Hà Nội chào Xuân với 45 bức tượng rắn độc đáo

17/01/2025 | 21:55

Hơn 20 năm không ngừng sáng tạo và đổi mới, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã thổi một làn gió mới vào nghệ thuật sơn mài truyền thống, góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của làng nghề Thủ đô. Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã tạo ra 45 bức tượng rắn độc đáo với nhiều hình thái khác nhau.

Sôi động với trải nghiệm “Tết truyền thống” tại Hà Nội

Sôi động với trải nghiệm “Tết truyền thống” tại Hà Nội

16/01/2025 | 17:39

Kinhtedothi - Từ ngày 18/1, tại nhiều điểm di sản, giao lưu văn hóa như phố cổ Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Làng cổ Đường Lâm diễn ra các chương trình trải nghiệm “Tết truyền thống” với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn.

Phát huy sức mạnh âm nhạc trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Phát huy sức mạnh âm nhạc trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

29/12/2024 | 09:54

Kinhtedothi - Âm nhạc luôn gắn liền với đời sống và tâm hồn người dân Thủ đô, góp phần tạo nên văn hóa đặc sắc của Hà Nội. Để xây dựng chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh, cần bảo tồn, phát huy giá trị âm nhạc truyền thống, đồng thời khuyến khích những sáng tạo mới.

Hơn 50.000 hộ dân quận Ba Đình được công nhận "Gia đình văn hóa"

Hơn 50.000 hộ dân quận Ba Đình được công nhận "Gia đình văn hóa"

27/12/2024 | 11:58

Kinhtedothi - Sáng 27/12, UBND quận Ba Đình tổ chức tổng kết thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2025.

Câu chuyện ý thức: Góc phố sạch

Câu chuyện ý thức: Góc phố sạch

23/12/2024 | 21:31

Kinhtedothi - Trong nhịp sống hối hả của thời đại, việc giữ gìn sự sạch sẽ và văn minh nơi công cộng không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà còn là thước đo văn hóa của cả cộng đồng. Thế nhưng, xả rác bừa bãi tưởng chừng như nhỏ nhặt lại đang trở thành một vấn đề nhức nhối.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ