Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đại biểu Quốc hội đề xuất:

ĐBQH: nên tổ chức học văn hóa cho trẻ 12-18 tuổi tại cơ sở cai nghiện ma tuý

Kinhtedothi - Độ tuổi sử dụng ma túy đang ngày càng trẻ hóa, trong khi chưa có khu cai nghiện riêng cho người đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi; chưa có cơ sở nào thực hiện hỗ trợ học văn hóa cho người nghiện ma túy ở độ tuổi này.

Độ tuổi sử dụng ma túy đang ngày càng trẻ hóa

Chiều 8/11, thảo luận tại tổ về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, đại biểu Quốc hội Lý Anh Thư (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang) bày tỏ lo ngại trước diễn biến phức tạp của tình hình ma túy; tội phạm ma túy, tệ nạn ma túy, số người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy trong nước ngày càng tăng, đáng lo ngại là độ tuổi người sử dụng ma túy ngày càng trẻ hóa.

Đại biểu Lý Anh Thư (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang)

Thống kê cho thấy, trong 10 tháng đầu năm 2024, có gần 800 đối tượng sử dụng ma túy tổng hợp có biểu hiện “ngáo đá” gây ra phạm pháp hình sự. Cả nước hiện có 226.000 người nghiện, người sử dụng trái phép ma túy và người bị quản sau cai nghiện có hồ sơ quản lý. Khoảng 60% người sử dụng ma túy lần đầu trong độ tuổi 15-25, trong đó có nhiều em ở độ tuổi 13-15. Trong tổng số 95% người sử dụng ma túy tổng hợp, có tới 70-75% người ở độ tuổi 17-35, chiếm tỉ lệ lớn là thanh niên, học sinh, sinh viên.

Từ thực tiễn đó, việc quyết định xây dựng Chương trình Mục tiêu Quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 là yêu cầu cấp bách và khách quan, xuất phát từ thực tiễn tình hình.

Góp ý vào một số nội dung cụ thể, đại biểu Lý Anh Thư cho biết, hiện nay, các cơ sở cai nghiện ma túy công lập, số lượng người cai nghiện quá tải, chưa đạt diện tích về chỗ ở, chưa có khu cai nghiện riêng cho người đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, chưa có cơ sở nào thực hiện hỗ trợ học văn hóa cho người nghiện ma túy ở độ tuổi này. Đại biểu đề nghị bổ sung quy định về xây dựng khu cai nghiện và tổ chức học văn hóa cho lứa tuổi từ 12-18 được đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc nhằm bảo đảm sau cai nghiện các em được hoà nhập cộng đồng một cách tốt nhất.

Quang cảnh thảo luận tại tổ 5

Kiên trì, kiên định trong cuộc chiến chống ma túy

Thảo luận tại tổ, Trung tướng Nguyễn Hải Trung (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) cho biết, ma tuý không chỉ là tệ nạn, vấn nạn mà là hiểm hoạ mang tính chất toàn cầu, nhiều quốc gia chứ không phải chỉ của Việt Nam. Ma túy hiện nay đi vào mọi ngõ ngách của đời sống, không trừ bất cứ một ai nếu chúng ta không cảnh giác, từ trí thức, văn nghệ sĩ, công nhân, nông dân…

Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, ở các đô thị lớn, có những trường hợp thuê hẳn các khu chung cư để tổ chức sử dụng ma túy. Để vào được các chung cư này cũng không phải dễ.

Theo Trung tướng Nguyễn Hải Trung, lịch sử phát triển của ma túy biến động liên tục. Ma túy bây giờ có thể hút, ngửi, ăn, uống… và thậm chí chỗ nào cũng dùng được. Đặc biệt, việc buôn bán cũng dễ hơn, bởi cùng với sự phát triển khoa học công nghệ thì chuỗi cung ứng được rút ngắn, giảm chi phí, tiếp cận nhanh nên giá ma túy cũng rẻ hơn.

Trung tướng Nguyễn Hải Trung (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội)

Nêu rõ hiểm họa khôn lường của ma túy đối với tinh thần, thể xác, sức lao động và các giá trị đạo đức, gây nên nhiều vụ án mạng, làm mất trật tự xã hội, Trung tướng Nguyễn Hải Trung khẳng định, thực trạng đó đặt ra vấn đề là phải phòng, chống ma túy. Tuy nhiên, thực tế kết quả phòng chống ma túy chưa được như mong muốn.

Dự báo tình hình tệ nạn ma tuy càng ngày càng phức tạp, theo nhiều phương thức, con đường khác nhau (đường biển, đường sông, đường hàng không). Do đó, theo Trung tướng Nguyễn Hải Trung, bên cạnh quyết tâm chính trị cao thì phải có giải pháp rất mạnh. Phải đổi mới cách thức, phương thức thực hiện, phải có phân công, phân cấp, phân nhiệm  nhiệm để nâng cao hiệu quả phòng chống ma túy.... Để xử lý, giải quyết triệt để ngay vấn đề ma túy trong thời gian ngắn là không thể, cuộc chiến này phải kiên trì, kiên định.

Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk) đề nghị làm rõ thêm về một số nhóm mục tiêu trong giai đoạn trước chưa hoàn thành, chưa hiệu quả, như: số vụ bắt giữ ma túy hằng năm; kiểm soát tiền chất gây nghiện, chất hướng thần; số người nghiện được tiếp cận dịch vụ cai nghiện ma túy….

“Báo cáo nêu nguyên nhân do nguồn lực thực hiện chưa bảo đảm. Nhưng đây có phải nguyên nhân chính hay không. Cơ quan chủ trì soạn thảo cần đánh giá nguyên nhân chủ quan, các cấp, ngành đã vào cuộc quyết liệt, dành sự quan tâm thấu đáo cho công tác này hay chưa” - đại biểu Thu Nguyệt nêu.

Về nguồn lực thực hiện chương trình, đại biểu Đoàn Đắk Lắk nhận định, tổng vốn thực hiện Chương trình khá cao, có sự thay đổi về nguồn lực đầu tư khi giai đoạn trước, nguồn lực địa phương, các ngành chiếm phần lớn, trong khi giai đoạn tới nguồn lực của trung ương lại chiếm phần lớn. Do đó đại biểu đề nghị cần làm rõ thêm vấn đề này và làm rõ cơ chế phân bổ ngân sách thực hiện chương trình đối với các địa phương chưa cân đối được ngân sách.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ