Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đến bao giờ nhà mạng mới ngừng "móc túi" khách hàng?

Thuê bao di động của người dùng đang bị trừ tiền đều đặn do các dịch vụ của nhà mạng được tự động cài đặt và tính phí mà họ không hề hay biết.

Cách đây không lâu, trên một diễn đàn công nghệ uy tín, đã xuất hiện chủ đề về việc người dùng di động mặc dù không gọi điện thoại nhiều nhưng vẫn bị trừ tiền liên tục. Trong nhiều nguyên nhân được các thành viên khác chỉ ra thì việc các nhà mạng "cố tình" cài đặt các dịch vụ lạ là lý do chính dẫn tới tình trạng tài khoản của người dùng nhanh chóng hết tiền.

Để kiểm tra xem số di động của mình đang cài đặt các dịch vụ có tính phí của các nhà mạng hay không, người dùng có thể nhắn tin kiểm tra theo cú pháp: KT gửi 994 với Mobifone; TK gửi 123 với Vinaphone; TC gửi 1228 với Viettel.

Và cũng từ những mẫu tin nhắn kiểm tra dạng trên (phần lớn người dùng không biết) hàng loạt các dịch vụ lạ của các nhà mạng âm thầm cài đặt cho khách hàng đã được phơi bày.

Chị N.H.D (Hà Nội) cho biết chị cũng có người thân dùng thuê bao Viettel từng là nạn nhân của nhà mạng này trong suốt một thời gian dài vừa qua. Mọi việc bắt nguồn từ hiện tượng thuê bao của bố chị liên tục trong tình trạng cứ nạp tiền vào là hết mà không hiểu tại sao. Qua quá trình tìm hiểu thông tin trên mạng, chị D đã nhắn tin kiểm tra và phát hiện thuê bao của bố mình được đăng ký tới 4 dịch vụ gồm: KHAKHA (cước 1.000 đồng/ngày), TRANGPHIMHAY (2.000 đồng/ngày), Tin Giai Tri (2.000 đồng/ngày) và Onbox Mang xa hoi (2.000 đồng/ngày).

 Các dịch vụ được cài đặt "âm thầm" trên máy của bố chị D

Tìm lại lịch sử tin nhắn mới rõ, cách thức nhà mạng tự đăng ký các dịch vụ trên cho người dùng hoàn toàn là ép buộc. Nhà mạng gửi đến một tin nhắn thông báo và dịch vụ được tự động kích hoạt mà không cần người dùng đồng ý. Và như vậy mỗi ngày tài khoản của người dùng lại bị trừ đi gần chục nghìn, chị D cảnh báo.

Tương tự là trường hợp của anh N.V.N (Hà Nội) nhưng có mức độ bị "móc túi" còn thê thảm hơn. Tình cờ đọc được cách kiểm tra các dịch vụ đã được nhà mạng cài đặt cho thuê bao của mình, anh đã nhắn tin tìm hiểu. Và kết quả, ngoại trừ dịch vụ truy cập internet quen thuộc, có tới 10 dịch vụ vô cùng lạ lẫm mà ngay chính bản thân anh cũng chưa hề biết tới chứ đừng nói đến là sử dụng thường xuyên. Ước tính số tiền mà anh N phải trả cho các dịch vụ lạ này vào khoảng 15.000 đồng/ngày.

 10 dịch vụ mà bản thân anh N cũng không hề hay biết

Đa phần các trường hợp bị nhà mạng âm thầm cài đặt dịch vụ tính phí, khi gọi điện lên tổng đài thắc mắc thường chỉ nhận được câu trả lời chung chung là ấn nhầm đường link đăng ký hoặc đã nhận được tin nhắn thông báo nhưng không nhắn tin hủy thì coi như đồng ý sử dụng ... Đây có thể là coi là hành động "đánh bẫy" khách hàng, bởi không phải ai cũng có thời gian để kiểm tra từng tin nhắn mà mình nhận được mỗi ngày từ nhà mạng cũng như tìm hiểu kỹ các dịch vụ được âm thầm kích hoạt.

Chị D và anh N chỉ là 2 trong số rất nhiều trường hợp người dùng đang bị nhà mạng cố tính "móc túi" mà mình không hề hay biết. Cần phải nói, thực trạng này đã và đang tồn tại trong suốt những năm trở lại đây nhưng cho tới giờ vẫn chưa có cách nào giải quyết triệt để. Theo lý giải của một chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông, có thể là do nguồn lợi từ các dịch vụ dạng này là quá lớn.

Đơn cử như trường hợp của nhà mạng Mobifone, hiện tại đang có khoảng 55 triệu thuê bao và trong số này có khoảng 80% thuê bao hoạt động. Với mỗi thuê bao được cài đặt chỉ duy nhất 1 dịch vụ có tính phí ở mức giá 1.000 đồng/ngày thì trong vòng 24 giờ, nhà mạng này và các DN cung cấp nội dung có thể đút túi số tiền lên tới hơn 42 tỷ đồng. Một con số cực kỳ ấn tượng kể cả với những đơn vị được mệnh danh là lắm tiền như các nhà mạng.

Và vụ việc điển hình mới diễn ra gần đây cũng cho thấy lợi ích vô cùng lớn từ các dịch vụ dạng này. Được biết, trong 3 năm, công ty Sam Media (HongKong) đã âm thầm "móc túi" của gần 94.000 khách hàng ở Việt Nam số tiền xấp xỉ 230,5 tỷ đồng bằng các tin nhắn trừ tiền mà người dùng không hề hay biết. Với chỉ một DN nhỏ như vậy, số tiền đã lên tới hàng chục tỷ đồng mỗi năm, vậy với các nhà mạng lớn như Mobifone, Vinaphone hay Viettel, con số này sẽ là bao nhiều ?

Năm 2015, trước tình trạng các thuê bao điện thoại di động bị tự động trừ tiền cước 3G, tự động trừ tiền cho những dịch vụ giá trị gia tăng mà họ không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng trên thực tế… Bộ TT&TT đã yêu cầu Cục Viễn thông hướng dẫn các DN thông tin di động thực hiện các biện pháp khắc phục để bảo vệ quyền và lợi ích của người sử dụng dịch vụ viễn thông.
Sau đó Cục Viễn thông đã có Văn bản chỉ đạo số 1424/CVT-CPTT ngày 13/10/2015 yêu cầu DN thông tin di động triển khai các giải pháp sau:

- Cung cấp cho khách hàng khả năng truy các dịch vụ giá trị gia tăng đã đăng ký và đang sử dụng. Thông tin về giá cước sử dụng dịch vụ, phương thức thanh toán, cách thức đăng ký, gia hạn, hủy dịch vụ… của tất cả dịch vụ giá trị gia tăng mà DN viễn thông và DN cung cấp dịch vụ nội dung thông tin đang cung cấp cho khách hàng.

- Chỉ được kích hoạt dịch vụ giá trị gia tăng khi có được sự đồng ý, xác nhận của khách hàng, trừ cước đúng chu kỳ và bảo đảm các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin không được tác động đến hoạt động đăng ký và trừ cước của thuê bao.

- Rà soát trên hệ thống của mình các dịch vụ giá trị gia tăng mà khách hàng đã đăng ký nhưng không phát sinh lưu lượng thực tế và có thông báo để khách hàng chủ động hủy dịch vụ trong trường hợp không có nhu cầu sử dụng.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ