Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đỗ trọng - vị thuốc tam bổ

Kinhtedoth i - Đỗ trọng có tên khoa học Eucomia ulmoides Oliv. thuộc họ Đỗ trọng (Eucommiaceae); còn có tên là Mộc miên vì trong vỏ có chất sợi tơ bạc.

Đỗ trọng là thân cây gỗ, cao từ 15 - 20m, đường kính độ 33 - 50cm. Vỏ cây màu xám. Lá mọc cách, hình tròn trứng, phía cuống hình bầu dục hay hình thùy, đuôi lá nhọn, lá xanh có răng cưa; mặt lá nhẵn bóng, màu xanh đậm, bóng láng, mặt trái lá non có lông tơ, lúc già thì nhẵn bóng không còn lông, có vân vằn, cuống lá có rãnh, không có lá bắc. Hoa đơn tính khác gốc; hoa đực và hoa cái không có bao hoa; hoa đực mọc thành chùm; hoa cái tụ tập 5 - 10 cái ở nách lá. Quả có cánh mỏng dẹt, ở giữa hơi lồi, trong có một hạt. Hạt dẹt, hai đầu tròn, có thể dùng làm giống. Bộ phận được dùng là thuốc là vỏ cây đỗ trọng, dùng tùy theo chủ đích mà có cách chế biến khác nhau. Liều dùng 5 - 12g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.

Kết quả nghiên cứu dược lý học hiện đại cho thấy, Đỗ trọng có tác dụng hạ huyết áp, giảm cholesterol trong huyết thanh, làm giãn mạch, tăng lưu lượng máu trong động mạch vành tim; làm hưng phấn hệ thống tuyến vỏ thượng thận - tuyến yên, ức chế cơn co tử cung, lợi niệu, trấn tĩnh, cải thiện khả năng sinh hoạt tình dục.

Theo Đông y, những bài thuốc bổ thận, cường dương tư âm, bổ dương, tăng cường tinh khí, nâng đỡ thể trạng phải đạt mục đích chủ yếu bổ các tạng: Thận, Tâm, Can. Thận chủ về thủy, tức là tinh khí. Thận khỏe thì tinh khí đặc, chứa nhiều tinh trùng nên dễ thụ thai. Tâm chủ về huyết hỏa hay năng lượng. Tâm tốt thì trí não quân bình, năng lực phương cương, sức lực bền dai, tinh trùng mới đủ sức bơi ngược dòng tử cung để thụ thai. Can thuộc hành mộc chủ về cân tức là gân. Cân khỏe thì gân mới đủ sức cương cử mà hành sự. Dương vật là một loại gân chủ yếu của cơ thể, gọi là “tông cân chi hội”, nên khi can khí không đến thì dương vật không cương được.

Cũng theo Đông y, Đỗ trọng bổ Can, Thận, đồng thời có ích cho Tâm, tức một vị thuốc hội đủ ba yếu tố (tam bổ) cho người vô sinh - hiếm muộn. Tuy nhiên, để Đỗ trọng làm nhiệm vụ chủ yếu bổ Thận, bên cạnh bổ Can và ích Tâm, người ta sao chế vị thuốc này với muối (muối và Đỗ trọng lượng thích hợp, thường 50g muối hòa với nước cho 1 kg Đỗ trọng, sao cho đến khi đỗ trọng đứt tơ).

Qua kinh nhiệm chữa bệnh lâu năm, chúng tôi dùng Đỗ trọng trong một số bài thuốc chữa vô sinh - hiếm muộn.

Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu bài thuốc cổ phương Bát vị hoàn, gia Đỗ trọng và Nhục thung dung.

Trong đó, Nhục thục dung là vị thuốc có vị ngọt, mặn, tính ấm; vào 2 kinh thận, đại tràng; có tác dụng bổ thận, ích tinh, nhuận táo, hoạt tràng; chủ trị nam giới liệt dương (dương nuy), nữ giới không có thai, đới hạ (nhiều khí hư), băng lậu...

Các kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, hàm lượng hoạt chất sinh học trong Nhục thung dung rất phong phú, có tác dụng như một loại hoóc-môn sinh dục, có khả năng kích thích và điều tiết hoạt động của tuyến thượng thận. Còn Đỗ trọng thì tác dụng của nó đã nói ở trên. Hai vị thuốc được thêm vào sẽ làm tăng tác dụng bổ thận, sinh tinh, cường dương…

Cụ thể bài Bát vị hoàn gia giảm: Thục địa 320g, Hoài sơn 240g, Sơn thù 200g, Đơn bì 120g, Trạch tả 120g, Bạch linh 160g, Nhục quế 40g, Phụ tử 40g, Đỗ trọng 120g, Nhục thung dung 50g. Thục địa nấu cao pha mật ong; các vị còn lại sấy khô tán mịn, hoàn với mật ong mỗi viên 10g. Ngày uống 4 viên chia sáng, chiều.

[Thuốc&Dinh dưỡng] Sơn tra - vị thuốc tiêu thực

[Thuốc&Dinh dưỡng] Sơn tra - vị thuốc tiêu thực

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đỗ trọng bổ thận, cường gân cốt

Đỗ trọng bổ thận, cường gân cốt

10/01/2025 | 13:22

Kinhtedothi - Đỗ trọng (Eucomia ulmoides Oliv. thuộc họ Đỗ trọng (Eucommiaceae) vị thuốc này được ghi đầu tiên ở sách Bản kinh. Còn có tên là Mộc miên vì trong vỏ có chất sợi tơ bạc.

Lợi ích của nghệ

Lợi ích của nghệ

03/01/2025 | 13:15

Kinhtedothi - Nghệ là một loại gia vị màu vàng tươi có nguồn gốc từ thân ngầm hoặc thân rễ của cây Curcuma longa. Cây này thuộc họ gừng và được trồng ở những vùng có khí hậu ấm áp trên khắp thế giới.

Vị thuốc Câu kỷ tử bổ thận

Vị thuốc Câu kỷ tử bổ thận

27/12/2024 | 12:00

Kinhtedothi - Đây là vị thuốc còn thể ngâm rượu độc vị, dùng để bồi bổ sức khỏe, ăn ngon, ngủ yên (nhưng mỗi lần chỉ uống vài chén nhỏ).

Nông trại Tiên Tiến - bước tiến xanh từ mô hình nông nghiệp tuần hoàn

Nông trại Tiên Tiến - bước tiến xanh từ mô hình nông nghiệp tuần hoàn

27/12/2024 | 10:38

Kinhtedothi - Trong bối cảnh xu hướng nông nghiệp tuần hoàn ngày càng được quan tâm và phát triển, Trang trại Nông nghiệp hữu cơ Tiên Tiến (Nông trại Tiên Tiến) tọa lạc tại xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, đã trở thành một điển hình nổi bật về mô hình nông nghiệp bền vững…

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ