Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Gấp rút gỡ khó cho sản xuất, kinh doanh

Kinhtedothi - Tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 từ đầu năm 2020 đến nay đã ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động kinh doanh, sản xuất của hàng loạt DN. Những giải pháp về chính sách trước mắt và lâu dài để phục hồi và phát triển kinh tế là rất quan trọng, cần nhanh chóng được thực hiện đúng, trúng và hiệu quả.

May hàng xuất khẩu tại Công ty may Nam Sơn, Sơn Tây. Ảnh: Hải Linh
3/4 số doanh nghiệp có mức doanh thu giảm
Báo cáo “Đánh giá tác động của dịch Covid-19 và hiệu quả của các chính sách ứng phó đối với các DN” của nhóm nghiên cứu trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) tiến hành từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 10/2020 đối với 450 DN thuộc 6 nhóm ngành: Du lịch lưu trú nhà hàng; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; logistics; dệt may; công nghệ thông tin tại TP Hà Nội, Thanh Hóa, TP Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy, có 61% DN đang gắng duy trì bình thường; 30% DN cắt giảm quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh và gần 10% DN đã phải tạm dừng hoạt động. Dịch Covid-19 khiến số DN có mức doanh thu tăng đạt tỷ lệ rất thấp, có tới hơn 3/4 số DN có mức doanh thu giảm. Trong số này, có đến 5/6 ngành có số DN phải cắt giảm quy mô lao động và nặng nề nhất là ngành du lịch, lưu trú, nhà hàng.

Theo Tổng cục Thống kê, đến tháng 9/2020, cả nước có 31,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19; bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập. Riêng tại Hà Nội, kết quả kinh doanh một số ngành kinh tế như công nghiệp dệt giảm 3,3%, sản xuất phương tiện vận tải giảm 12,2%. Một số ngành chịu tác động khá lớn như du lịch lữ hành giảm đến 42,2% doanh thu so với cùng kỳ năm trước.

Phân tích tình hình kinh tế, các chuyên gia cho hay: Dòng vốn FDI vào Việt Nam đang tăng trở lại. Các yếu tố thuận lợi như tâm lý lạc quan và nhu cầu mua sắm dịp cuối năm tăng lên, dự kiến thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quý IV, do chính sách kích cầu trong nước và khả năng nối lại du lịch với một số quốc gia; Chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ giải ngân vốn đầu tư công hỗ trợ phát triển kinh tế… Tuy nhiên, những khó khăn như căng thẳng thương mại, diễn biến phức tạp dịch bệnh, đặc biệt là thiên tai sẽ ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế. Do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng.

Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp có sức phát triển

“Theo tính toán sơ bộ, nếu chỉ cần giảm 1% thuế VAT có thể gây hụt thu ngân sách đến hơn 30.000 tỷ đồng, do đó, các giải pháp về tài khoá như giảm thuế cần thận trọng” - chuyên gia Cấn Văn Lực nói. Đối với việc đánh giá tác động của chính sách, Phó Chủ tịch Hồi đồng Lý luận T.Ư, PGS. TS Nguyễn Văn Thạo cho rằng: Cần tập trung vào tác động của chính sách đến từng lĩnh vực. Từ đó có thể rút ra những hạn chế của gói cứu trợ lần thứ nhất và đưa ra những giải pháp hiệu quả hơn.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chỉ ra thông tin đáng chú ý là có không ít DN nhỏ lại có sức chống chịu khá tốt. Các DN này khá linh hoạt khi chuyển sang các hình thức kinh doanh trực tuyến, thậm chí có doanh số tăng lên. Đây là dấu hiệu tích cực, bởi họ đã làm được việc cần thiết để tự cứu mình. “Hầu hết các DN chống chịu mạnh mẽ đã có sự chuẩn bị tốt hơn từ giai đoạn trước đó, thích ứng nhanh với những biến động thị trường do căng thẳng thương mại Mỹ -Trung. Họ đã thay đổi định hướng đầu tư, phát triển thị trường, đây là những bài học cần nghiên cứu cụ thể hơn để học hỏi…” - chuyên gia Phạm Chi Lan nói.

Vị chuyên gia cho rằng, Việt Nam là nền kinh tế có độ mở cao, nhưng chưa cân bằng. Kim ngạch thương mại với một số thị trường có tỷ trọng khá lớn như: Trung Quốc (nhập siêu) và Mỹ (xuất siêu). Về lâu dài đây có thể là những rủi ro, vì vậy, nhân cơ hội này cần tái cấu trúc thương mại quốc tế, mở rộng các thị trường mới, để tránh bị lệ thuộc vào một vài thị trường như trước đây. Bà Phạm Chi Lan đồng tình với quan điểm của Chính phủ là việc hỗ trợ không dàn trải mà cần có sự chọn lọc, hướng tới các DN có khả năng phát triển trong tương lai. “Đây cũng là dịp cần nhanh chóng đánh giá được các xu hướng phát triển mới, hướng sự hỗ trợ tới những ngành nghề, có công nghệ, tiềm năng phát triển trong tương lai” - bà Phạm Chi Lan nói.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, NHNN vừa ban hành Kế hoạch số 09/KH-NHNN nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Trong đó, tiếp tục thực hiện Thông tư 01 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19. Cải tiến, đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục, giảm bớt phiền hà cho khách hàng vay vốn nhưng vẫn bảo đảm an toàn vốn vay.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ