Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giải quyết khiếu nại mua sắm trực tuyến: Vẫn nhiều lúng túng

Kinhtedothi - Do dịch Covid-19 nên người dân đẩy mạnh mua sắm trực tuyến, nhưng tỷ lệ khiếu nại của người tiêu dùng (NTD) đối với lĩnh vực này tăng đột biến. Tuy nhiên, quá trình giải quyết khiếu nại không hề dễ dàng khi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD chưa theo kịp thực tế.

Hơn 13.000 cuộc gọi khiếu nại, phản ánh vi phạm

Chị Lê Thị Hoa ở ngõ 85 phố Nguyễn Lương Bằng (quận Đống Đa) cho biết, dịp Tết Nguyên đán vừa qua, chị mua chiếc nồi chiên không dầu trên trang thương mại điện tử của một người có địa chỉ tại TP Hồ Chí Minh. Khi dùng được 3 lần, bỗng nhiên trục trặc do lỗi kỹ thuật. Nhưng liên hệ với người bán hàng, họ một mực cho rằng do không biết cách sử dụng nên đã tự làm hỏng nồi. Đôi co mãi, cuối cùng họ chịu nhận lại để bảo hành với điều kiện phải chi trả chi phí vận chuyển. Ngại phiền hà, rắc rối nên chị Hoa đành tự bỏ tiền để sửa với chi phí bằng 1/3 giá trị chiếc nồi.

Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra cửa hàng kinh doanh hàng tiêu dùng

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ NTD (Bộ Công Thương), trong năm 2021, đơn vị đã tiếp nhận hơn 13.000 cuộc gọi phản ánh vi phạm quyền lợi NTD, tăng 17,6% so với năm 2020. Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Thanh Hải thông tin, năm 2021 đơn vị đã tiếp nhận và giải đáp 9.178 cuộc gọi qua Tổng đài 024.0181 về Luật Bảo vệ NTD,  nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc đảm bảo quyền lợi NTD.  

Dịch Covid-19 bùng phát khiến việc mua hàng qua phương thức thương mại điện tử trở nên thông dụng. Tuy nhiên, nhiều NTD phản ánh bị lừa đảo, mất tiền mua hàng khi làm theo yêu cầu của một số đối tượng quảng cáo các chương trình trúng thưởng, hay mời chào mua hàng qua điện thoại, tin nhắn.

Ngoài ra, khiếu nại thuộc dịch vụ vận chuyển thường liên quan đến các hãng hàng không, đại lý bán vé chậm hoàn tiền cho NTD trong thời hạn đã cam kết, khi tiến hành hủy vé máy bay do ảnh hưởng bởi biện pháp giãn cách xã hội hoặc hạn chế đi lại do dịch Covid-19. Mặc dù đơn khiếu nại tới cơ quan quản lý về quyền lợi NTD bị xâm phạm tăng gấp 3 lần so với những năm trước, nhưng có đến 44% số người từng bị xâm phạm quyền lợi chọn phương án “im lặng”, bỏ qua vụ việc.

Vẫn còn nhiều khó khăn

Báo cáo kết quả khảo sát nhận thức NTD về công tác bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) phối hợp với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ NTD thực hiện cho thấy, có đến 53,6% số người được hỏi chưa từng liên hệ với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào để yêu cầu hỗ trợ giải quyết tranh chấp.

Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra cửa hàng kinh doanh hàng tiêu dùng

Khi nói về nguyên nhân khiến NTD ngại tố cáo hành vi vi phạm, Chủ tịch Hội Bảo vệ NTD Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, mặc dù Luật Bảo vệ quyền lợi NTD đã ra đời hơn 10 năm, nhưng toàn bộ quy định bảo vệ quyền lợi NTD hiện chỉ phù hợp với các giao dịch, kinh doanh “truyền thống”.

Bên cạnh đó, người dân có tâm lý ngại va chạm nên đa số chưa dám lên tiếng bảo vệ quyền lợi của chính mình. Ngoài ra, những người thực thi pháp luật chưa thực sự sát sao vào cuộc hoặc vào cuộc quá chậm trễ… khiến tỷ lệ việc giải quyết quyền lợi cho NTD chưa cao, dẫn đến người dân thiếu niềm tin vào cơ quan, chính quyền.

 

Thời gian tới, các sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD, qua đó triển khai có hiệu quả chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Bộ Công Thương, Thành ủy và UBND TP Hà Nội trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD. Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, tư vấn hỗ trợ, giải đáp cho NTD về Luật Bảo vệ NTD; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, doanh nghiệp, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra nhất là kinh doanh trên môi trường thương mại điện tử.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải

Tại lễ phát động Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam do UBND TP Hà Nội và Bộ Công Thương vừa tổ chức, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, Luật Bảo vệ quyền lợi NTD chưa “định vị” được vị trí trong quan hệ với các luật chuyên ngành, cũng như quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan tổ chức khác trong việc phối hợp thực hiện Luật Bảo vệ quyền lợi NTD.  

“Nhà nước trong quá trình sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD cần cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh quấy rối NTD thông qua tiếp thị sản phẩm, dịch vụ trái với ý muốn của NTD từ 2 lần trở lên hoặc có hành vi cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người dân. Đồng thời, cấm các hành vi không bảo đảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ theo quy định của pháp luật gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân: không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại sản phẩm, dịch vụ cho NTD do nhầm lẫn; thực hiện các hành vi bán hàng đa cấp bất chính” - Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân kiến nghị.

Bàn thêm về giải pháp, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ NTD Việt Nam Vũ Văn Trung cho rằng, trong sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ quyền lợi NTD nên nêu rõ các tổ chức, cá nhân bán hàng qua sàn giao dịch điện tử cần thực hiện nghiêm pháp luật Nhà nước về kinh doanh thương mại điện tử, chịu trách nhiệm bảo đảm quyền lợi NTD. Cá nhân vi phạm pháp tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Đồng tình với kiến nghị này, Tổng giám đốc Sàn thương mại điện tử Sendo Trần Hải Linh kiến nghị, Chính phủ nên cấm các nền tảng trung gian trực tuyến thực hiện những hành vi ép buộc, ngăn cản người tiêu dùng đăng ký, sử dụng nền tảng trung gian trực tuyến khác như điều kiện bắt buộc để sử dụng dịch vụ.

Kiến nghị của chuyên giá, nhà quản lý, doanh nghiệp cho thấy, muốn ngăn chặn hành vi vi phạm quyền lợi NTD đòi hỏi Chính phủ sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ NTD sát với thực tế.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Khám phá trang trại đà điểu lớn nhất Việt Nam

Khám phá trang trại đà điểu lớn nhất Việt Nam

02/02/2025 | 11:55

Kinhtedothi - Trung tâm Giống đà điểu Khatoco đã xây dựng một hệ thống sản xuất, chăn nuôi đạt chuẩn và được xem là trang trại đà điểu lớn nhất Việt Nam với tổng đàn khoảng 12.000 con.

Sơn La: phát triển bền vững cây cà phê

Sơn La: phát triển bền vững cây cà phê

11/01/2025 | 15:29

Kinhtedothi - Tỉnh Sơn La đang có trên 21.000 ha cà phê, sản lượng tăng đều qua các năm và giá trị kinh tế ngày càng cao, giúp đời sống người trồng cà phê ngày một phát triển và tạo nhiều việc làm cho lao động mùa vụ.

Khai mạc lễ hội hoa kiểng đầu tiên của tỉnh Bến Tre

Khai mạc lễ hội hoa kiểng đầu tiên của tỉnh Bến Tre

09/01/2025 | 07:41

Kinhtedothi - Tối 8/1, UBND huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) tổ chức khai mạc Lễ hội hoa - kiểng Chợ Lách năm 2025 với chủ đề “Sắc màu Chợ Lách”. Lễ hội diễn ra từ ngày 8-12/1/2025 với chuỗi hoạt động đặc biệt.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ