Giới thiệu hội thảo "Tiếp nối truyền thống, tỉnh Bình Dương chặng đường 1/4 thế kỷ"
Kinhtedothi - ''Tiếp nối truyền thống, tỉnh Bình Dương chặng đường 1/4 thế kỷ: Thành tựu và triển vọng” là chủ đề cũng là nội dung hội thảo do Ban Thường vụ Tỉnh ủy phối hợp Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng Sản tổ chức, sẽ diễn ra trong 2 ngày 19-20/4.
Sáng 16/4, Ban tổ chức Hội thảo khoa học “Tiếp nối truyền thống, tỉnh Bình Dương chặng đường 1/4 thế kỷ: Thành tựu và triển vọng” tổ chức họp báo thông tin về hội thảo tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương.
Theo đó, Ban tổ chức đã nhận được 175 bài tham luận của nhiều chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài tỉnh, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh. Trong đó có 27 giáo sư, phó giáo sư - tiến sĩ, 52 tiến sĩ, tập trung vào 4 nhóm chuyên đề gồm: Xây dựng hệ thống chính trị và các bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, điều hành (34 tham luận); Kinh tế - Phát triển đô thị (55 tham luận); Con người - Văn hóa - Xã hội (56 tham luận); Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại (30 tham luận).
Các tham luận tập trung phân tích, làm rõ ý nghĩa lịch sử của sự kiện chia tỉnh Sông Bé thành 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Đây không chỉ là sự kiện mở đầu, mà còn là tiền để để Bình Dương phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, chủ động tìm tòi, sáng tạo trong phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, đưa Bình Dương trở thành hình mẫu lý tưởng của đất nước về công nghiệp hóa, đô thị hóa, xây dựng cuộc sống giàu mạnh cho Nhân dân.
Mảng nội dung quan trọng thứ hai được các chuyên gia tập trung nghiên cứu, đó là tinh thần năng động, những quyết sách đổi mới, sáng tạo của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bình Dương 25 năm qua.
Chủ đề thứ ba được quan tâm là thành tựu, triển vọng phát triển kinh tế và đô thị của Bình Dương. Từ một tỉnh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp, Bình Dương có sự phát triển vượt bậc với những chỉ tiêu kinh tế cao gấp hàng chục lần so với thời điểm chia tách tỉnh. Kinh tế tăng trưởng ở mức cao trong nhiều năm liên tục; cơ cấu chuyển dịch đúng hướng; Bình Dương cũng luôn đi đầu trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Về con người và văn hóa xã hội, các nghiên cứu tập trung về luận điểm công nghiệp hóa, đô thị hóa, các quyết sách phát triển kinh tế - xã hội ở Bình Dương luôn hướng đến con người, coi trọng lợi ích của Nhân dân, quan tâm đến an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Nhiều tham luận quan tâm đến vấn đề xây dựng văn hóa, con người Bình Dương trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Về hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế, các tham luận phân tích, làm rõ sự chú trọng hội nhập, chủ động tiếp cận và tranh thủ phát huy những mặt tích cực của hội nhập quốc tế để phát triển của Bình Dương. Trong đó có vai trò nổi bật của doanh nghiệp nhà nước ở Bình Dương trong liên doanh liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp của nước tiên tiến để vừa học, vừa làm từ cách quản trị, công nghệ, phương thức sản xuất kinh doanh; hoạt động đối ngoại của tỉnh không chỉ mang lại kết quả thiết thực trong sản xuất, kinh doanh mà còn để lại dấu ấn, tình cảm của Bình Dương đối với bạn bè quốc tế; góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và hình ảnh đất và người Bình Dương ngày càng thân thiện, tốt đẹp hơn trong lòng bạn bè quốc tế.
Bình Dương tập trung vốn đầu tư công vào các dự án trọng điểm
Kinhtedothi - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cho biết: Không chỉ năm 2022 mà cả nhiệm kỳ 2020 - 2025, tỉnh tập trung vốn đầu tư công vào các công trình trọng điểm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển mới.
Khởi động giải xe đạp Truyền hình Bình Dương năm 2022 - Cúp Number 1
Kinhtedothi - Mùa giải xe đạp Truyền hình Bình Dương (BTV) lần thứ IX năm 2022 - Cúp Number 1 đã chính thức khởi động với chặng đầu tiên xuất phát từ Bình Dương đến Tây Ninh. Hơn 200 tay đua đến từ khắp các tỉnh thành đã quy tụ, tham gia tranh tài.
Bình Dương phát triển hạ tầng số, hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu
Kinhtedothi - Tỉnh Bình Dương tập trung đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động, quan tâm phát triển giáo dục nghề nghiệp; phát triển hạ tầng số, hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu.