Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Đất nền ngoại thành đấu giá quá cao, môi giới cũng choáng

Thị trường đất nền ngoại thành Hà Nội "nóng lên" khi có thông tin một số huyện lên quận, giá trúng đấu giá đất đang cao gấp đôi giá thị trường.

Thị trường đất nền ngoại thành ấm trở lại

Sau khi có thông tin các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng phấn đấu thành quận, bất động sản các địa phương này dần "ấm lên" sau thời gian dài chịu tác động từ đại dịch COVID-19.

Trao đổi với PV Lao Động, anh Nguyễn Văn Lâm (An Khánh - Hoài Đức) cho biết, ngay khi có thông tin Hoài Đức đang phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu để lên quận, rất nhiều nhà đầu tư tìm đến mua đất. Nhiều lô đất trong các ngõ, ngách nhỏ "hét giá" 50 - 60 triệu đồng/m2 vẫn có người mua.

"Giá đất bây giờ chưa cao bằng thời kỳ "sốt đất" hồi 2021, nhưng tăng khá cao so với một năm trước. Thời điểm sốt đất, người ta mua với giá hơn 100 triệu đồng/m2, đến giờ chưa cắt lỗ, cũng chưa thấy xây dựng gì. Gần đây, tôi thấy rất nhiều người tìm hỏi mua" - anh Lâm chia sẻ.

Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2024, so với thời điểm thị trường khó khăn nhất, đã có khoảng 40% môi giới quay trở lại ngành. Ảnh: Phan Anh

Thị trường có dấu hiệu hồi phục, môi giới bất động sản cũng hoạt động sôi nổi hơn. Anh Nguyễn Mạnh Dũng - nhân viên một công ty môi giới bất động sản - cho biết, sau khi "sốt đất", nhiều đồng nghiệp của anh phải chuyển nghề vì giao dịch quá ảm đạm. Tuy nhiên đất nền ngoại thành Hà Nội đang hồi phục cả về giá và giao dịch trong nửa đầu năm 2024.

"Giá đất một số khu vực tại huyện Đông Anh có nhiều lô đất được chào bán từ 100 - 150 triệu đồng/m2. Mức giá này đã tăng từ 10 - 15% so với đầu năm 2023.

Những khu vực đất nền Đông Anh hay Gia Lâm đang tăng 20 - 30% giá so với năm 2023. Một số nơi có vị trí rất đẹp, giá có thể lên tới 100 triệu đồng/m2, nhưng giá này không phổ biến.

Từ khi huyện Đông Anh dự kiến lên quận, nhiều chủ đất muốn chào bán giá cao hơn trước, những người có nhu đầu đầu tư cũng rục rịch tìm đất. Tuy nhiều khách quan tâm tìm mua nhưng giao dịch không quá nhiều. Theo tôi một phần do giá đất những huyện này đang bị hét quá cao, một phần do nhà đầu tư vẫn đang theo dõi động tĩnh" - anh Dũng nói.

Môi giới ngạc nhiên vì giá trúng đấu giá quá cao

Ngày 19.8, huyện Hoài Đức tổ chức đấu giá 19 lô đất tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên (Hoài Đức - Hà Nội). Ghi nhận của PV cho thấy, vị trí 19 lô đất đấu giá tại huyện Hoài Đức lần này nằm sát khu vực đường Vành đai 4 đi qua.

Ảnh: Linh Trang

Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Hoài Đức thông tin, giá khởi điểm thấp nhất từ 7,3 triệu đồng/m2, bước giá tối thiểu là 6 triệu đồng/m2. Trải qua 9 vòng đấu giá kéo dài suốt 19 giờ đồng hồ từ 9h sáng 19.8 đến 4h30 phút sáng 20.8 mới kết thúc. Lô đất có giá trúng đấu giá cao nhất lên đến 133,3 triệu đồng/m2 với tổng giá trị hơn 15 tỉ đồng.

Phiên đấu giá đất khiến nhiều người quan tâm không chỉ vì thời gian đấu giá kéo dài mà còn vì mức giá "khủng". So với giá khởi điểm là 7,3 triệu đồng, lô đất này được nhà đầu tư trả gấp hơn 18 lần.

Anh Nguyễn Mạnh Dũng cho rằng, mức đấu giá trên là rất cao: "Dù vị trí đẹp hơn nữa tôi nghĩ không đến giá ấy. Thông thường giá đất ở Tiền Yên chỉ quanh ngưỡng 40 - 45 triệu đồng/m2. Cùng ở huyện Hoài Đức thì giá đất tại xã Đức Giang hay xã Đức Thượng sẽ cao hơn. Thực tế tôi cũng đang không hiểu tại sao giá lại cao đến như vậy".

Các lô đất được huyện Hoài Đức đưa ra đấu giá. Ảnh: Cao Nguyên

Trao đổi với PV Lao Động, đại diện một đơn vị nghiên cứu thị trường cho biết, mức trúng đấu giá của 19 thửa đất khu LK03 và LK03 xã Tiền Yên, Hoài Đức cao gấp 2 - 3 lần khoảng giá phổ biến.

"Giá rao bán phổ biến đất nền ở xã Tiền Yên trong quý 2/2024 là 43 triệu đồng/m2. Trong vòng 1 năm qua, giá đất ở địa phương này đã tăng hơn 48%. Tuy nhiên, giá đất trúng đấu giá trong phiên vừa qua vẫn cao gấp từ 2 đến 3 lần so với mặt bằng giá phổ biến".

Ông Đinh Minh Tuấn - Giám đốc khu vực miền Nam của Batdongsan - nhận định rằng, kết quả đấu giá đất với mức giá cao như vậy sẽ khiến chi phí giải phóng mặt bằng cho các dự án mới trở nên đắt đỏ hơn.

"Với mức giá trúng đấu giá cao hơn mặt bằng chung từ 2 đến 3 lần, người dân sở hữu đất ở khu vực xung quanh có tâm lý đẩy giá bán đất của mình theo. Mức giá đất cao đột biến cũng có thể tạo ra xu hướng đầu cơ đất đai, khi nhiều người đổ xô mua đất với hy vọng kiếm lợi nhuận từ việc giá đất tiếp tục tăng.

Tuy nhiên, điều này có thể gây ra tình trạng dòng tiền bị ứ đọng vào đất, thay vì được lưu thông trong các hoạt động kinh tế khác" - ông Tuấn nói.

Giao dịch đất nền tăng, thị trường bất động sản sôi động trở lại?

Giao dịch đất nền tăng, thị trường bất động sản sôi động trở lại?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thị trường bất động sản bấn loạn, tăng giá khó kiểm soát

Thị trường bất động sản bấn loạn, tăng giá khó kiểm soát

06/01/2025 | 18:08

Kinhtedothi - Thị trường bất động sản (BĐS) hiện đang trải qua một giai đoạn biến động mạnh mẽ tại nhiều khu vực, với tình trạng tăng giá khó kiểm soát. Đáng nói là thực tế thị trường lại chưa thực sự sôi động nhưng có dấu hiệu giao dịch ảo.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ