Hà Nội: Tích cực triển khai các hoạt động xúc tiến, kích cầu tiêu dùng
Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, năm 2023 sẽ tiếp tục là năm rất khó khăn đối với kinh tế cả nước nói chung và ngành công thương Hà Nội nói riêng, ngành sẽ tiếp tục kiên định và tổ chức triển khai có hiệu quả các chương t
Theo Sở Công thương Hà Nội, thời gian qua, đơn vị đã thực hiện và hoàn thành một khối lượng lớn các nhiệm vụ trọng tâm theo chương trình công tác năm. Chủ động trình TP ban hành các chương trình, kế hoạch, giải pháp để thực hiện phát triển kinh tế; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, ổn định sản xuất - kinh doanh trên địa bàn TP. Đồng thời, tích cực triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng trên địa bàn TP, chương trình khuyến mại tập trung… Công tác giao thương, kết nối cung cầu được thực hiện thường xuyên, qua đó góp phần cung ứng cho hệ thống phân phối, người tiêu dùng Thủ đô sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng...
Một số chương trình kết nối giao thương, hội chợ, triển lãm được Sở Công thương tổ chức như: Tuần hàng trái cây nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội năm 2023. Hội chợ nông sản thực phẩm an toàn TP Hà Nội năm 2023. Hội chợ sản phẩm công nghiệp, máy móc thiết bị và tự động năm 2023. Chương trình "Mạng lưới liên kết hợp tác bền vững giữa cơ sở phân phối bán lẻ với các nhà cung ứng về sản phẩm thân thiện môi trường TP Hà Nội năm 2023”. Hội chợ hàng tiêu dùng Hà Nội năm 2023…
Bên cạnh đó, Chương trình "Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng" có chủ đề "Thông tin minh bạch-Tiêu dùng an toàn" đã được Sở Công thương Hà Nội phát động vào tháng 3. Qua đó, kêu gọi các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp trong việc chung tay cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời để người tiêu dùng được thực hiện đầy đủ quyền được cung cấp thông tin, bảo đảm đưa ra các quyết định đúng và an toàn.
Trong tháng 5 vừa qua, Sở Công thương Hà Nội cũng đã phát động Chương trình khuyến mại tập trung TP Hà Nội năm 2023, giới thiệu chuỗi các hoạt động sự kiện khuyến mại trong khuôn khổ Chương trình kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11/2023.
Sở Công thương Hà Nội cho biết, Chương trình phát động sự kiện khuyến mại tập trung quy mô lớn, trọng tâm vào các tháng 5,7,11/2023 với mức giảm giá, khuyến mại lên tới 100% thu hút từ 1.000 - 2.000 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia. Chương trình nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động kích cầu, tiêu thụ sản phẩm, giảm lượng hàng tồn kho và phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân.
Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, năm 2023 sẽ tiếp tục là năm rất khó khăn đối với kinh tế cả nước nói chung và ngành công thương Hà Nội nói riêng, ngành sẽ tiếp tục kiên định và tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án nhằm tổ chức triển khai có hiệu quả mục tiêu phát triển ngành Công thương trong năm 2023 đáp ứng yêu cầu phát triển giai đoạn 2021-2025.
Theo bà Trần Thị Phương Lan, để phấn đấu hoàn thành một số chỉ tiêu của ngành công thương 5 năm 2021-2025: Giá trị tăng thêm công nghiệp tăng khoảng 7,5%; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng khoảng 5%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng khoảng 10% (do ngành đặt ra), Sở Công thương Hà Nội đã xây dựng kế hoạch tăng trưởng ngành Công thương năm 2023 như sau: Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp: tăng khoảng 7,5%, kim ngạch xuất khẩu: tăng khoảng 6%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội: tăng 9-10%. Tỷ lệ cụm công nghiệp có trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng: Đối với cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề đã đi vào hoạt động đạt: 100%.
Đồng thời, tập trung quan tâm xử lý hệ thống nước thải, quyết liệt thành lập các cụm công nghiệp, tạo mặt bằng cho sản xuất kinh doanh, phát triển công nghiệp. Lĩnh vực xuất nhập khẩu, sẽ tập trung hỗ trợ phát triển thị trường mới, thị trường ngách.
Bà Trần Thị Phương Lan cho hay, thời gian tới, Sở Công thương sẽ tiếp tục tổ chức chuỗi các sự kiện kích cầu, xúc tiến thương mại; kết nối giao thương, quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp Việt Nam như chuỗi kết nối sản xuất và tiêu dùng bền vững cho các sản phẩm làng nghề truyền thống; Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối; tổ chức chuỗi kết nối sản xuất và tiêu dùng bền vững cho các sản phẩm ngành dệt may; Hội chợ triển lãm hàng lưu niệm; tổ chức khu gian hàng Hà Nội tại các festival, hội chợ, triển lãm tại các tỉnh, thành phố; Hội chợ hàng xuất khẩu Việt Nam; Lễ hội trái cây; Hội chợ nông sản thực phẩm an toàn cung ứng cho các chợ trên địa bàn TP…
Biện pháp kích cầu phục hồi kinh tế nhanh, hiệu quả
Kinhtedothi - Khi Chính phủ trình Quốc hội giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% với một số hàng hóa dịch vụ chiều 24/5, một số ý kiến đại biểu băn khoăn vì sao không thể giảm cho tất cả các ngành?
Giảm thuế VAT: Kích cầu tiêu dùng, lấy đà tăng trưởng
Nếu được thông qua, giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống còn 8%, người tiêu dùng sẽ là đối tượng được hưởng lợi trực tiếp của chính sách này. Đây được xem là động thái tạo cú huých lớn cho tăng trưởng tiêu dùng nửa cuối năm nay.
Giải bài toán kích cầu
Kinhtedothi - Tại sao và làm thế nào là những câu hỏi đặt ra đối với “cầu” của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.