Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hải Phòng bảo tồn các công trình kiến trúc có giá trị văn hóa tiêu biểu

Kinhtedothi - Nhiều công trình kiến trúc Pháp tại Hải Phòng mang giá trị kiến trúc cao, có ý nghĩa lịch sử được UBND TP Hải Phòng đặc biệt quan tâm bảo tồn và phát huy. Đây là những công trình mang tính thẩm mỹ, phản ánh sự giao thoa văn hóa Pháp -Việt.

Thành lập vào năm 1888, TP Hải Phòng có bề dày phát triển hơn một thế kỷ với bao thăng trầm của lịch sử, cùng nhiều công trình mang đậm dấu ấn kiến tạo thuở ban đầu của kiến trúc Pháp.

 Một số công trình mang vẻ đẹp cuốn hút cùng những giá trị to lớn về lịch sử và văn hóa, tạo nên bản sắc riêng có của thành phố cảng, đô thị loại I, đô thị trung tâm cấp quốc gia.

Ngân hàng nhà nước – Chi nhánh Hải Phòng. Ảnh Hải Yến

Sở Xây dựng TP Hải Phòng đã có văn bản đề nghị UBND TP xem xét quyết định giữ lại 223 công trình có giá trị nghệ thuật, văn hoá lịch sử vào danh sách bảo tồn. Đặc biệt nhất trong số đó là 12 công trình kiến trúc cấp 1 gồm trụ sở UBND TP Hải Phòng (các toà nhà A, nhà B);

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh Hải Phòng; trụ sở Ngân hàng Công thương – Chi nhánh Hải Phòng; Nhà bát mái (vườn hoa Nguyễn Du); trụ sở TAND quận Ngô Quyền; Khu nhà A Trường PTTH Ngô Quyền; Đài thiên văn Phù Liễn; Đèn biển Hòn Dấu và Mốc toạ độ quốc gia; Lâu đài Vạn Hoa; Biệt thự Bảo Đại; Đèn biển Long Châu.

Nhà bát mái (vườn hoa Nguyễn Du). Ảnh Hải Yến

Những công trình này đáp ứng được cả 2 tiêu chí tiêu biểu về giá trị nghệ thuật; nét riêng, độc đáo di sản kiến trúc Pháp, mang đậm phong cách châu Âu, được quy hoạch theo quy hoạch phương Tây cũng như về giá trị lịch sử, văn hoá, gắn với quá trình đô thị hoá Hải Phòng đầu thế kỷ 20.

Đơn cử, Bảo tàng Hải Phòng là một trong các bảo tàng thuộc tỉnh, thành phố ra đời sớm nhất ở nước ta. Bảo tàng (ban đầu vốn là trụ sở của Ngân hàng Pháp – Hoa) được xây dựng vào năm 1919 với diện tích khoảng 1ha. Bảo tàng là công trình thiết kế mang phong cách Gothique của Châu Âu đẹp nhất thời bấy giờ.

Bảo tàng Hải Phòng là một trong các bảo tàng thuộc tỉnh, thành phố ra đời sớm nhất ở nước ta. Ảnh Hải Yến

Năm 1958, Thành ủy Hải Phòng ban hành Nghị quyết về việc xây dựng Bảo tàng. Vào ngày 20/12/1959, Bảo tàng Hải Phòng chính thức khánh thành và mở cửa phục vụ Nhân dân. Đến nay, bảo tàng trưng bày hơn 3 vạn tài liệu, hiện vật được bảo quản theo chất liệu chính gồm 6 kho, 15 phòng trưng bày.

Tất cả di sản văn hóa, kiến trúc trên là nguồn tài sản quý giá, là một tiềm năng, thế mạnh, cơ sở, nguồn lực để Hải Phòng phát triển kinh tế, xã hội, nhất là phát triển du lịch văn hóa.

Ga Hải Phòng là công trình kiến trúc đặc thù cần được bảo tồn. Ảnh Hải Yến

Để gìn giữ, bảo tồn những công trình này, đã có nhiều hội thảo, tọa đàm được tổ chức nhằm tìm ra hướng đi trong việc gìn giữ, phát huy giá trị về quy hoạch, kiến trúc Pháp trong lòng TP Hải Phòng.

Các công trình có giá trị văn hóa hiện đang là trụ sở của các cơ quan trên địa bàn thành phố được quan tâm cải tạo, sửa chữa trên cơ sở giữ nguyên vẹn kiến trúc đã có.

Hải Phòng: nguy cơ tai nạn tại khu chung cư Vạn Mỹ

Hải Phòng: nguy cơ tai nạn tại khu chung cư Vạn Mỹ

Vì sao cây cầu nghìn tỷ nối Hải Phòng - Quảng Ninh chưa thể thông xe?

Vì sao cây cầu nghìn tỷ nối Hải Phòng - Quảng Ninh chưa thể thông xe?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vĩnh Phúc: lễ hội Chạy cày ước nguyện mùa màng bội thu

Vĩnh Phúc: lễ hội Chạy cày ước nguyện mùa màng bội thu

04/02/2025 | 10:13

Kinhtedothi - Ngày 3/2 (mùng 6 tháng Giêng) lễ hội Chạy cày đã diễn ra tưng bừng tại làng Đan Trì, xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là lễ hội cổ xưa mang ước vọng cho quê hương đất nước thanh bình, no ấm, người dân an cư, lạc nghiệp.

Độc đáo phong tục đón Tết của người dân tộc Mường

Độc đáo phong tục đón Tết của người dân tộc Mường

30/01/2025 | 06:07

Ông Đinh Công Su, thôn Đồng Vỡ, xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội cho biết, người Mường có tiếng nói, không có chữ viết nên mỗi dịp Tết Nguyên đán là dịp người Mường truyền lại văn hóa cho các thế hệ mai sau.

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ