Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hóa giải mờ tích vua Ngô Quyền tại Cổ Loa

Kinhtedothi - Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) từng chứng kiến thời khắc xưng vương và 10 năm định đô của vua Ngô Quyền nhưng lại không có lấy một đình, đền thờ tự. Xây dựng nơi thờ Ngô Quyền và tổ chức Lễ hội Ngô Quyền xưng vương tại Cổ Loa có cần thiết và mang lại lợi ích gì? Đó là nội dung được lý giải trong cuộc tọa đàm “Nghiên cứu tổ chức Lễ hội Ngô Quyền xưng vương và định đô tại Cổ Loa”, diễn ra sáng 3/10 tại Hà Nội.

Đình Ngự Triều Di Quy tại Cổ Loa
Chờ tìm không gian thiêng
Ngô Quyền được ví là ông tổ Trung Hưng 1 (vị tổ phục hồi lại đất nước) của nước Đại Việt (sau này có vua Lê Lợi và Chủ tịch Hồ Chí Minh). Trải qua quá trình khảo cổ, nghiên cứu văn bia, các nhà sử học đã khẳng định cách đây 1.080 năm, Ngô Quyền xưng vương ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Viết Chức, chưa thể lý giải được tại sao 10 thế kỷ trôi qua, trên đất Cổ Loa không có đình, đền thờ Ngô Quyền. Mặc dù ông tổ Trung Hưng của nước Đại Việt có 7 năm định đô ở nơi đây. Trong khi đó, tại quê hương Ngô Quyền (Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) có đền thờ vua, Hải Phòng – nơi diễn ra trận Bạch Đằng năm 938 - cũng còn in dấu tích tại 35 đình, đền thờ tự. Hàng năm, Nhân dân vẫn tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công đức nhà vua.
Đề xuất xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền trên đất Cổ Loa đã được các nhà khoa học bàn thảo năm 2014. Sau một hội thảo khoa học phân tích, luận bàn, rất nhiều ý kiến đồng tình, cùng ký vào biên bản gửi lên UBND TP Hà Nội. Tuy nhiên, từ đó đến nay ý tưởng và đề xuất này mới chỉ nằm trên bàn giấy. Đất thiêng Cổ Loa chủ yếu vẫn bị bao phủ bởi màn huyền tích, truyền thuyết về vua An Dương Vương với câu chuyện “Mỵ Châu - Trọng Thủy”. Trong khi đó, theo GS.TS Nguyễn Quang Ngọc – Phó Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam: “Ngô Quyền mới là người hoàn thiện sự nghiệp dựng nước của An Dương Vương”. Chính vì vậy, các nhà khoa học kêu gọi khẩn thiết tạo không gian thờ tự vua Ngô Quyền ở Cổ Loa. Các nhà khoa học gọi đó là không gian thiêng của các lễ hội.
Việc xây dựng đền thờ Cổ Loa đang khá thông thoáng cả trong quy hoạch và vị trí dự kiến. Tuy nhiên, trong lúc chờ có dự án xây dựng chính thức, GS sử học Lê Văn Lan cho rằng nên chọn đình Ngự Triều Di Quy (xóm Chùa, xã Cổ Loa) làm nơi thờ vua và tổ chức Lễ hội xưng vương Ngô Quyền. Phương án này cũng được Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội chọn là phương án dự kiến trong đề cương Lễ hội Ngô Quyền xưng vương và định đô tại Cổ Loa.
Hội của dân hay của quan?
Một năm Hà Nội có hàng nghìn lễ hội, tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng nếu so với các địa phương khác thì Hà Nội chưa có lễ hội mang bản sắc riêng. Chính vì vậy, với đề xuất tổ chức quy mô cấp TP vào năm chẵn, cấp huyện vào năm lẻ, Lễ hội Ngô Quyền xưng vương đang được kỳ vọng sẽ có những đặc trưng riêng của Hà Nội. Trong lễ hội, phần lễ đặc biệt nhấn mạnh tái dựng màn xưng vương mở nước của vua Ngô Quyền, các nghi lễ rước, trò chơi đặc trưng thời kỳ ấy. Trong quá trình nghiên cứu lễ hội, vừa kế thừa các nghi thức trò chơi ở các điểm di tích thờ Ngô Quyền tại Hải Phòng và Đường Lâm (Hà Nội), nhưng cũng vừa có những nét riêng biệt để phù hợp với không gian, đặc điểm của vùng đất Cổ Loa.
Trong đề cương lễ hội được đưa ra bàn thảo tại tọa đàm ngày 3/10, đơn vị xây dựng đề cương chú trọng đến lễ khai mạc, lễ dâng hương và một vài nghi thức truyền thống được đề xuất nghiên cứu tái dựng trong phần lễ. Còn phần hội dự kiến là lễ đua thuyền trên sông Hoàng Giang, trò đấu kiếm, đấu vật… Ngay sau khi tiếp cận, GS.TS Bùi Quang Thanh – Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam cho rằng đề cương mới dừng lại ở cuộc mít tinh do các cơ quan quản lý tổ chức, chưa khai thác sức mạnh cộng đồng, chưa nghĩ đến việc kết nối cộng đồng ở các cơ sở thờ tự địa phương.
Hơn nữa, trước ý kiến nghiêng về phương án tổ chức lễ hội vào ngày mùng 7 tháng Giêng hàng năm (một ngày sau Lễ hội Cổ Loa), các nhà khoa học yêu cầu Lễ hội Ngô Quyền xưng vương không được để những lễ hội khác làm lu mờ. Lễ hội Ngô Quyền mang tính kết nối, nâng tầm và hoàn thiện Lễ hội Cổ Loa như chính vai trò lịch sử của vua Ngô Quyền với đời vua An Dương Vương. Sau cuộc tọa đàm này, các cơ quan chức năng và các nhà khoa học sẽ tiếp tục đề xuất lên UBND TP Hà Nội nhanh chóng xây dựng đền thờ Ngô Quyền. trên cơ sở đó tiến tới tổ chức Lễ hội Ngô Quyền xưng vương.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ