Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hoài niệm Hà Nội một thời

Kinhtedothi - Ngày cuối tuần, tôi tìm đến phiên chợ đồ xưa ở Hà Nội để chứng kiến những người muốn đến tìm lại mảng ký ức một thời đã qua.

Những giá trị văn hóa “một thời vang bóng” qua những đồ vật ấy nằm ở chợ đồ cũ trong con ngõ nhỏ rêu phong, cổ kính ở 456 Hoàng Hoa Thám (Ba Đình, Hà Nội).

Độc đáo chợ phiên

Giữa nhịp sống xô bồ chốn phồn hoa đô thị, vẫn còn địa điểm gợi nhớ về một Hà Nội văn hiến, một Hà Nội với những niềm hoài cổ. “Đến hẹn lại lên”, chợ họp vào thứ Bảy hàng tuần nhộn nhịp người qua kẻ lại. Khách tìm đến với phiên chợ đủ mọi lứa tuổi, người lớn tuổi đến chợ để tìm mua những vật dụng đã gắn với ký ức tuổi thơ, còn những người trẻ tuổi, họ đến đây tìm hiểu về những đồ vật mà đã gắn bó một thời với cha ông mình. Đặc biệt, phiên chợ đồ xưa còn là nơi hội tụ những người có cùng niềm đam mê đồ cổ đến giao lưu.

9 giờ sáng, chợ đã tấp nập người bán, kẻ mua. Không giống như các phiên chợ khác - tiếng mua bán trả giá ồn ào, chợ phiên đồ xưa lại rất yên bình. Kẻ bán, người mua vừa ngắm nghía, vừa trò chuyện trao đổi thông tin về món đồ giá trị mang tính văn hóa lịch sử. Hầu hết những đồ vật ở đây được sưu tầm khắp mọi nẻo miền quê, qua mọi miền ký ức.

Chợ đồ xưa trên phố Hoàng Hoa Thám (Ba Đình, Hà Nội).

Ai đã từng sống thời đất nước còn gian khó sẽ tìm thấy ở phiên chợ độc đáo này đủ thứ gợi nhớ về ngày xưa ấy. Đó là những lá thư, con tem của thập niên 1960 - 1970, là các loại tiền xu, tiền giấy trước những năm đổi mới. Đó là những chiếc đèn dầu Hoa Kỳ, đèn bầu pha lê Pháp, quạt con cóc, mắt kính, ấm chén, đồng hồ, bình hoa, đồ đựng trầu, thìa nhôm Liên Xô, bát sành, bát sứ, lọ hoa, đèn dầu, đồng hồ đeo tay, điện thoại bàn… Thậm chí, chợ phiên đồ xưa có một góc chuyên bày bán những kỷ vật chiến tranh như ba lô, bi đông, lược nhôm làm từ thân máy bay…

Cái độc đáo ở phiên chợ là người mua, người bán không coi trọng giá trị kinh tế của món đồ, mà trân trọng ở giá trị lịch sử của chúng. Mỗi món đồ đều có một ý nghĩa riêng mà chỉ có những người đam mê, những người đã trải qua một thời kỳ lịch sử mới định giá được cho nó.

Hà Nội thu nhỏ qua các thời kỳ

Tại phiên chợ đồ xưa, tôi gặp ông Quang Xuân (quận Ba Đình, Hà Nội) đang say sưa chiêm ngưỡng bộ sưu tập tem. Trong ngôi nhà của ông dành riêng một góc nhỏ để bày những đồ xưa mà bác sưu tầm được. Lần trước đến với chợ phiên, ông Xuân mua được chiếc bi đông đựng nước mà hồi ở chiến trường, những người lính như ông vẫn thường mang bên mình khi hành quân. Giờ đây, ông tìm lại được những kỷ vật thời chiến trường để nhớ về những người đồng đội một thời gắn bó máu thịt, cũng là để nhắc nhở con cháu tìm hiểu về lịch sử, truyền thống.

Đam mê sưu tập đồ cổ, ông Xuân tuần nào cũng đến với phiên chợ để được nhìn tận mắt, sờ tận tay những món đồ yêu thích, nhưng không có điều kiện kinh tế để mua. Ông Xuân kể: “Tôi thích không gian của phiên chợ, nó như một bức tranh thu nhỏ về Hà Nội trải dài qua nhiều thời kỳ, từ thời phong kiến xa xưa đến những lúc khốn khó trong chiến tranh, hay thời bao cấp. Tất cả Hà Nội đều có ở đây, một Hà Nội mà chúng tôi đã sống và gắn bó”.

Thế đấy, người ta tìm đến chợ phiên đồ cũ đều đau đáu tìm lại những giá trị văn hóa cổ xưa, tìm lại một Hà Nội mộc mạc, yên bình khác hẳn với phố xá ồn ào ngoài kia. Trò chuyện với anh Kiều Quốc Khánh - người sáng lập chợ phiên đồ xưa, anh cho biết, chợ mang những nét đặc trưng của không gian hoài niệm, mọi người tìm đến đây là để tìm những đồ vật, nhưng cũng là tìm về với ký ức tình yêu, tình bạn, những năm tháng tuổi thơ.

Chợ phiên có gần 30 gian hàng, nhiều người từ Hà Nam, Nam Định, Vĩnh Phúc, Hải Phòng... cũng đến giao lưu, buôn bán. Việc ra vào tham quan, chỗ ngồi, bàn ghế là hoàn toàn miễn phí. Tại phiên chợ đồ xưa, những người am hiểu đồ cổ, đồ cũ phiên nào cũng đến để xác định giá trị của các loại đồ xưa cho người mua. Họ đến đây để cùng giao lưu và cùng trao đổi, cung cấp thông tin về lịch sử, văn hóa của những món đồ ấy. Nhiều chủ quầy trưng bày những món hàng mình có chỉ với mục đích giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về đánh giá, thẩm định đồ cổ hoặc đơn giản là cho nhau xem những thứ “độc đáo” chỉ có một thời ấy...

Nhiều người bảo, xã hội ngày càng phát triển, kinh tế đi lên, cớ sao có nhiều người vẫn cứ đắm đuối về những thứ đã gắn với sự nghèo khó một thời? Không phải vậy, họ không chìm trong quá khứ, mà chỉ là trân trọng, không cho phép mình lãng quên mà thôi.

Có thể nói, chợ phiên đồ xưa đang mang đến cho Hà Nội một nét cổ kính rất riêng. Bên cạnh việc trao đổi, buôn bán, mỗi phiên chợ đều có những buổi đấu giá làm từ thiện. Sản phẩm đấu giá là những món đồ cũ được các chủ quầy hàng trao tặng, trong đó có nhiều kỷ vật chiến tranh. Toàn bộ số tiền thu về được dành giúp trẻ em tật nguyền, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đấy là một nét đẹp Hà thành ít nơi nào có được.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ