Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hoài niệm những hồi ức đẹp về Hà Nội hơn 100 năm trước

Kinhtedothi - Hà Nội cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX với điểm nhấn là khu phố cổ (nơi lưu giữ dấu ấn của một “Hà Nội 36 phố phường” thuở xưa) và các công trình mang đậm phong cách kiến trúc châu Âu được xây dựng từ thời Pháp thuộc… đã được trưng bày trong triển lãm “Hoài niệm Hà Nội phố”. Hà Nội thời đó có đôi chút vắng vẻ và đơn sơ nhưng rất ngăn nắp và giàu truyền thống văn hóa.

Triển lãm “Hoài niệm Hà Nội phố” trưng bày rất nhiều tư liệu quý nhưng chỉ đông đúc giờ khai mạc. Ảnh: Linh Anh
Những hồi ức đẹp
Hơn 130 phiên bản tài liệu, hình ảnh, bản đồ, bản vẽ kỹ thuật… phản ánh đời sống sinh hoạt, văn hóa của người Hà Nội đã được trưng bày trong triển lãm “Hoài niệm Hà Nội phố” diễn ra từ ngày 6/9 - 31/12. Triển lãm chia làm 3 chủ đề: Từ nhượng địa Pháp đến khu phố Tây, Phố cổ Hà Nội, Thành Hà Nội và phụ cận.

Những bức ảnh đen trắng, những yết thị bằng tiếng Pháp, tiếng Việt và tiếng Hán… mang tính chuyên ngành lưu trữ nhưng được đánh giá là tư liệu quý lần đầu tiên được công bố công khai đến công chúng. Ở từng phần của “Hoài niệm Hà Nội phố” người xem không chỉ chứng kiến những góc kiến trúc rất đặc trưng khu phố cổ – nơi lưu giữ dấu ấn của một “Hà Nội 36 phố phường” thuở xưa; Thành cổ Hà Nội với quy mô và kiến trúc độc đáo; Văn Miếu Quốc Tử Giám – trường đại học lâu đời nhất Việt Nam; thắng cảnh Hồ Tây cùng nhiều di tích lịch sử bao quanh; hồ Hoàn Kiếm với cầu Thê Húc, tháp Rùa, đền Ngọc Sơn cùng các công trình mang đậm phong cách kiến trúc Á – Âu thời Pháp thuộc… mà còn thấy một đời sống tiểu thương tấp nập, một đời sống phố thị thời bấy giờ.
Triển lãm “Hoài niệm Hà Nội phố” là cuộc gặp gỡ của những người yêu Hà Nội. Ban tổ chức mong muốn cuộc gặp đó không chỉ dành riêng cho những người nghiên cứu, các chuyên gia mà cho cả công chúng đang gắn bó với Thủ đô.
Đặc biệt, công chúng cũng được xem một yết thị cho thấy tính dân chủ rất lớn trong quản lý đô thị thời bấy giờ. Yết thị ngày 2/5/1925 thông báo về việc mở rộng phố Hàng Đậu ra 20 thước Tây. Yết thị nêu rõ: TP sẽ mở cuộc khảo sát công về việc mở rộng phố Hàng Đậu, giấy tờ liên quan được để tại Tòa đốc lý Hà Nội. Nhân dân có thể đến xem và khiếu nại hay thiệt thông qua việc biên vào quyển sổ riêng đặt tại đó. Bằng yết thị này, nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng dù đó chỉ là bản dân chủ thuộc địa, nhưng từ thời đó người dân được tham gia vào việc xây dựng đô thị. Nhà cai trị có sử dụng thủ thuật bảo vệ quyền lợi của chính quyền nhưng họ tuân thủ nguyên tắc mô hình dân chủ phương Tây.

Triển làm còn trưng bày các văn bản khác về việc mở rộng đường phố, đặt tên phố. Trong đó có Nghị định số 571 ngày 2/9/1930 của quan cai trị - Đốc lý Hà Nội về việc bổ nhiệm một Ủy ban lựa chọn tên của một số người Pháp hoặc người An Nam để đặt tên cho những tuyến đường của TP đang được đánh số. Quy luật đặt tên thời đó cho đến ngày nay vẫn còn nhiều điều phải học hỏi.

Hay nhưng còn vắng

Triển lãm được đặt tại không gian triển lãm Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (số 18 Vũ Phạm Hàm, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Phát biểu tại lễ khai mạc, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước Đặng Thanh Tùng cho biết: “Điểm mới của triển lãm này là phương thức biểu hiện. Nghệ thuật sắp đặt và thiết kế kiến trúc không gian kết hợp với những tài liệu, hiện vật phiên bản, hình ảnh công nghệ hiện đại... khiến triển lãm không đơn thuần là nơi trưng bày, giới thiệu các tài liệu lưu trữ, mà thực sự là không gian sinh động, nơi quý khách có thể chiêm ngưỡng, hòa mình và cảm nhận”.

Đúng như lời ông Tùng, không gian triển lãm “Hoài niệm Hà Nội phố” được bố trí rất hiện đại. Cổng vào triển lãm không phải trang trí thông thường mà tái dựng chiếc cổng từ hình ảnh Ô Quan Chưởng. Ngay sau khi bước vào không gian triển lãm là chiếc xe kéo thể hiện lối sống của Hà Nội đầu thế kỷ XX, rồi đến 3 chủ đề của triển lãm. Các chủ đề được thể hiện đa dạng dưới dạng hình ảnh, thước phim tư liệu… Khách tham quan triển lãm còn được tìm hiểu về kỹ thuật cũng như chế độ bảo quản các tài liệu lưu trữ quốc gia và các di sản tư liệu thế giới hiện đang được bảo quản tại đây. Tuy nhiên, sau 3 ngày mở cửa, triển lãm mới chỉ đông lúc khai mạc, thời gian còn lại rất vắng vẻ. Ghi nhận của phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, trong 3 tiếng chiều ngày 7/9 chỉ có 2 khách tham quan. Tại cuốn sổ ghi cảm tưởng sau 3 ngày khai mạc có 2 ý kiến, một phần dành khen cho nội dung triển lãm, phần còn lại đều ý kiến về sự vắng vẻ, chưa nhiều người biết đến.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nghệ nhân sơn mài Hà Nội chào Xuân với 45 bức tượng rắn độc đáo

Nghệ nhân sơn mài Hà Nội chào Xuân với 45 bức tượng rắn độc đáo

17/01/2025 | 21:55

Hơn 20 năm không ngừng sáng tạo và đổi mới, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã thổi một làn gió mới vào nghệ thuật sơn mài truyền thống, góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của làng nghề Thủ đô. Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã tạo ra 45 bức tượng rắn độc đáo với nhiều hình thái khác nhau.

Sôi động với trải nghiệm “Tết truyền thống” tại Hà Nội

Sôi động với trải nghiệm “Tết truyền thống” tại Hà Nội

16/01/2025 | 17:39

Kinhtedothi - Từ ngày 18/1, tại nhiều điểm di sản, giao lưu văn hóa như phố cổ Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Làng cổ Đường Lâm diễn ra các chương trình trải nghiệm “Tết truyền thống” với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn.

Phát huy sức mạnh âm nhạc trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Phát huy sức mạnh âm nhạc trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

29/12/2024 | 09:54

Kinhtedothi - Âm nhạc luôn gắn liền với đời sống và tâm hồn người dân Thủ đô, góp phần tạo nên văn hóa đặc sắc của Hà Nội. Để xây dựng chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh, cần bảo tồn, phát huy giá trị âm nhạc truyền thống, đồng thời khuyến khích những sáng tạo mới.

Hơn 50.000 hộ dân quận Ba Đình được công nhận "Gia đình văn hóa"

Hơn 50.000 hộ dân quận Ba Đình được công nhận "Gia đình văn hóa"

27/12/2024 | 11:58

Kinhtedothi - Sáng 27/12, UBND quận Ba Đình tổ chức tổng kết thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2025.

Câu chuyện ý thức: Góc phố sạch

Câu chuyện ý thức: Góc phố sạch

23/12/2024 | 21:31

Kinhtedothi - Trong nhịp sống hối hả của thời đại, việc giữ gìn sự sạch sẽ và văn minh nơi công cộng không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà còn là thước đo văn hóa của cả cộng đồng. Thế nhưng, xả rác bừa bãi tưởng chừng như nhỏ nhặt lại đang trở thành một vấn đề nhức nhối.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ