Khai mạc Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam năm 2022
Kinhtedothi - Tối 29/10, tại Quảng trường Đông Kinh nghĩa Thục, phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, Bộ Công Thương và Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã Khai mạc Chương trình "Nhận diện hàng Việt Nam năm 2022 và Lễ hội tự hào hàng Việt Nam".
![](https://resource.kinhtedothi.vn/2022/10/29/2f480a3b8e60483e1171.jpg)
Chương trình "Nhận diện hàng Việt Nam năm 2022" đã thu hút gần một trăm đơn vị, doanh nghiệp đến từ các tập đoàn sản xuất, phân phối lớn tới các hợp tác xã, hộ sản xuất nhỏ miền núi vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Trong thời gian diễn ra sự kiện, bên cạnh việc giới thiệu sản phẩm Việt tới người tiêu dùng, Bộ Công Thương còn tổ chức hoạt động gắn kết tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp sản xuất với doanh nghiệp bán lẻ của Hà Nội.
Theo các doanh nghiệp, hoạt động này đã hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP tới người tiêu dùng Thủ đô. Đại diện hệ thống đại lý tiêu thụ sản phẩm mật hoa dừa tỉnh Trà Vinh, bà Trần Thị Thu Hằng chia sẻ, mật hoa dừa là một trong những đặc sản của tỉnh Trà Vinh. Tuy nhiên, hiện nay, sản phẩm này còn rất xa lạ với người tiêu dùng các tỉnh phía Bắc. Tham gia chương trình này, các đại lý có thêm cơ hội quảng bá, sản phẩm tới người tiêu dùng và hệ thống siêu thị.
![](https://resource.kinhtedothi.vn/2022/10/29/e548de3e5a659c3bc574.jpg)
Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh cho biết, sau gần 3 năm ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều quốc gia rơi vào tình trạng suy thoái nhưng kinh tế Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định… Trong gian khó, những hoạt động kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp vẫn được Bộ Công thương triển khai thực hiện, đã động viên, khích lệ các doanh nghiệp vươn lên trong sản xuất. Bộ đã thực hiện tích cực vai trò định hướng thông tin để các doanh nghiệp tập trung phục vụ người tiêu dùng Việt Nam trong điều kiện xuất khẩu gặp nhiều khó khăn…
Đặc biệt, thông qua các Chương trình “Tự hào hàng Việt Nam - Tinh hoa hàng Việt Nam”, Bộ Công thương đã thực hiện tốt vai trò phổ biến, quảng bá các thương hiệu uy tín, sản phẩm chất lượng.
“Sau 13 năm triển khai, Chương trình đã góp phần thay đổi nhận thức mạnh mẽ của người tiêu dùng theo hướng ngày càng tin yêu hàng nội địa. Đồng thời, kích thích doanh nghiệp nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm qua đó chinh phục người tiêu dùng Việt Nam” - bà Trương Thị Ngọc Ánh nhấn mạnh.
![](https://resource.kinhtedothi.vn/2022/10/29/71592c39a8626e3c3773.jpg)
Về phía Bộ Công Thương, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải nêu rõ, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu nhưng đây cũng là khoảng thời gian đặc biệt khi chúng ta chứng kiến sức sống mãnh liệt của hàng Việt khi tỷ trọng hàng Việt Nam có thế mạnh tại hệ thống phân phối hiện đại trong nước từ 80 - 90% và trên 60% tại các chợ truyền thống.
“Thời gian tới, để triển khai có hiệu quả Cuộc vận động trong giai đoạn mới, Bộ Công thương sẽ tiếp tục bám sát các chủ trương của Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động, phối hợp với các thành viên trong Ban chỉ đạo và các địa phương trong xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện. Đồng thời, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, nâng cao ý thức thực thi công vụ của cán bộ, công chức trong ngành nhằm truyền cảm hứng đến xã hội về một nền hành chính hiệu lực, hiệu quả" - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thông tin.
Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam năm 2022 sẽ diễn ra hết ngày 30/10.
![Nhiều tín hiệu tích cực cho ngân hàng Việt](https://resource.kinhtedothi.vn/2022/09/15/tin-nhiem.jpg)
Nhiều tín hiệu tích cực cho ngân hàng Việt
Kinhtedothi - Một loạt ngân hàng Việt Nam vừa được Tổ chức xếp hạng Moody's Investors Service (Moody’s) nâng hạng tín nhiệm. Động thái của Moody’s theo sau việc nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ Ba3 lên Ba2. Triển vọng xếp hạng được thay đổi từ tích cực sang ổn định.
![Cách nào để hàng Việt chinh phục thị trường ASEAN hiệu quả hơn?](https://resource.kinhtedothi.vn/2022/10/03/1123.jpg)
Cách nào để hàng Việt chinh phục thị trường ASEAN hiệu quả hơn?
Kinhtedothi - Là đối tác thương mại đứng thứ tư trên thế giới về quy mô, thị trường ASEAN còn nhiều tiềm năng với hàng Việt Nam. Để tiếp tục khai thác thị trường này, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ nhu cầu riêng biệt của từng nước, có chiến lược sản phẩm tốt tăng tính cạnh tranh.
![Đưa hàng Việt ra thế giới qua thương mại điện tử: "Đại lộ" gập ghềnh](https://resource.kinhtedothi.vn/2022/10/10/124141342b.jpg)
Đưa hàng Việt ra thế giới qua thương mại điện tử: "Đại lộ" gập ghềnh
Kinhtedothi - Thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới sẽ mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu các doanh nghiệp có sản phẩm tốt và biết vận dụng. Tuy nhiên, trên “đại lộ” này, vẫn còn nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình đưa hàng Việt ra thế giới.