Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khai mạc Triển lãm sưu tập chữ ký, bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Kinhtedothi-Triển lãm trưng bày hơn 200 lệnh, sắc lệnh gốc tiêu biểu, chọn lọc từ hơn 1.400 văn bản lưu trữ cùng bút tích và gần 80 ảnh tư liệu minh họa cho giai đoạn lịch sử 1945-1969, cũng là quãng thời gian 24 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở cương vị người đứng đầu Nhà nước Việt Nam.

Hôm nay, 175, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch phối hợp Trung tâm Lưu trữ III - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Sưu tập chữ ký và bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945-1969” nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023), 80 năm Đề cương văn hóa Việt Nam (1943-2023), 65 năm Bác Hồ về ở và làm việc tại Ngôi Nhà sàn trong Khu Phủ Chủ tịch (17/5/1958-17/5/2023).

Triển lãm trưng bày hơn 200 lệnh, sắc lệnh gốc tiêu biểu, chọn lọc từ hơn 1.400 văn bản lưu trữ cùng bút tích và gần 80 ảnh tư liệu minh họa cho giai đoạn lịch sử từ năm 1945 đến 1969, cũng là quãng thời gian 24 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở cương vị người đứng đầu Nhà nước Việt Nam.

Cắt băng khai mạc Triển lãm ''Sưu tập chữ ký và bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945-1969''

Triển lãm được chia làm hai phần. Phần đầu là các hình ảnh, tư liệu, văn bản Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, xây dựng hệ thống chính quyền nhân dân, kiên trì giải pháp ngoại giao để bảo vệ thành quả cách mạng và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân thắng lợi (1945-1954). Phần 2 giới thiệu các hình ảnh, tư liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo công cuộc cải tạo, xây dựng XHCN và bảo vệ miền Bắc, đồng thời tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam, mở rộng quan hệ ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các lực lượng hòa bình, dân chủ, tiến bộ trên thế giới (1954-1969).

Triển lãm góp phần quảng bá, lan tỏa giá trị di sản Hồ Chí Minh, thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh" trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.

Khách tham quan tìm hiểu về những bút tích, tư liệu minh họa cho quãng thời gian 24 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở cương vị người đứng đầu Nhà nước Việt Nam

Theo Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước Đặng Thanh Tùng, những sắc lệnh, lệnh cùng các văn bản có bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh là minh chứng khẳng định vai trò lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Người trong những năm đầu xây dựng chính quyền nhà nước non trẻ, trong những năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc, thể hiện tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Bác, như: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19/12/1946, Bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân thi đua ái quốc năm 1948... Các văn bản này đang được bảo quản, lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.

“Với vai trò của đơn vị đang quản lý khối tài liệu, tư liệu quý của đất nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng tôi rất tự hào khi được đem những tài liệu quý giá nhất - Bảo vật quốc gia và tài liệu tiêu biểu trưng bày trong một không gian triển lãm trang trọng, là địa điểm làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là nơi rất nhiều sắc lệnh, lệnh được ra đời, ghi đậm dấu ấn của Người"- ông Đặng Thanh Tùng khẳng định.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ