Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Không để tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” trong xử lý trật tự vỉa hè

Kinhtedothi - Tại phiên chất vấn Kỳ họp thứ 14, HĐND TP Hà Nội khóa XVI chiều 7/12, Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, vấn đề quản lý trật tự vỉa hè rất phức tạp. Không để tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, phó mặc, đùn đẩy trách nhiệm…

Xây dựng công an phường điển hình gương mẫu

Tham gia chất vấn, ĐB Duy Hoàng Dương (Tổ huyện Hoài Đức) nêu vấn đề: Hàng năm UBND TP và Ban Chỉ đạo 197 TP đều ban hành kế hoạch tổ chức ra quân lập lại trật tự đô thị, giành lại vỉa hè cho người đi bộ. Tuy nhiên, sau mỗi đợt ra quân tình trạng kinh doanh buôn bán trên vỉa hè, đường phố lại tiếp diễn, người đi bộ phải xuống lòng đường.

ĐB Duy Hoàng Dương (Tổ huyện Hoài Đức) tham gia chất vấn

Đại biểu chất vấn Giám đốc Công an TP về vai trò chỉ đạo lực lượng công an các cấp, nhất là công an cơ sở trong việc tham mưu với cấp ủy chính quyền cơ sở ra sao? Đồng thời, với trách nhiệm chức năng nhiệm vụ của mình cơ quan công an đã thực hiện công việc như thế nào để đảm bảo trật tự đô thị?.

Trả lời câu hỏi của ĐB Duy Hoàng Dương, Giám đốc Công an TP Hà Nội Nguyễn Hải Trung cho biết, vấn đề quản lý trật tự vỉa hè rất phức tạp. Đây không chỉ là trách nhiệm của ngành công an mà của nhiều sở, ngành, quận, huyện, cơ quan công an chỉ đóng vai trò là cơ quan thường trực.

"Khi đặt vấn đề xử lý vi phạm vỉa hè tôi suy nghĩ có bền vững hay không? Các đợt ra quân có cải thiện nhưng sau đó thì đâu lại vào đấy vì có những lý do rất khó: Đây là nguồn thu nhập của một bộ phận người dân gắn với văn hoá kinh doanh vỉa hè; nhu cầu dừng đỗ phương tiện cá nhân nhất là ô tô rất lớn, lớn nhất là khu phố cũ phố cổ hạ tầng không đáp ứng được dẫn đến đỗ xe sai quy định", Giám đốc Công an TP bày tỏ.

Để giải quyết vấn đề này, theo Giám đốc Công an TP cần thực hiện đồng bộ nhiều vấn đề: Bến đỗ, tuyến đỗ, giải quyết bài toán kinh tế của các hộ với đảm bảo trật tự văn minh đô thị như thế nào...? Phải chăng bây giờ nên đặt vấn đề quản lý khai thác ra sao để đảm bảo hài hoà được cùng lúc các vấn đề này.

Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, vấn đề quản lý trật tự vỉa hè rất phức tạp

Trên cơ sở đó, Công an TP đã tham mưu và UBND TP chỉ đạo lãnh đạo Sở Xây dựng đưa ra đề án quản lý lòng đường, vỉa hè trên địa bàn; Sở GT-VT tham mưu quy hoạch các tuyến phố cấm dừng đỗ phương tiện và đưa ra ý kiến cụ thể về việc cho phép dừng, đỗ các phương tiện ở lòng đường, hè phố.

Bên cạnh đó, Công an TP tham mưu Ban chỉ đạo 197 các quận, huyện, thị xã tập trung các biện pháp đảm bảo trật tự đô thị, nâng cao trách nhiệm, quyết tâm, quyết liệt trong việc nhiệm vụ đảm bảo trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông trên địa bàn TP. Không để tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, phó mặc, đùn đẩy trách nhiệm; Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân chấp hành pháp luật; Vận động người dân phản ánh thông tin về các hành vi vi phạm trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông; Tăng cường xử lý các hành vi vi phạm trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông trên địa bàn TP.

Trung tướng Nguyễn Hải Trung cho biết, hiện Bộ Công an đang chỉ đạo quyết liệt việc xây dựng công an phường điển hình gương mẫu về trật tự an toàn giao thông, văn minh đô thị trong đó có cả trật tự an toàn vỉa hè. Công an TP đang tham mưu Thành ủy ban hành chỉ thị xây dựng công an phường kiểu mẫu.

ĐB Lê Minh Đức (tổ huyện Thạch Thất) tham gia chất vấn

“Có việc thất thoát trong quản lý, trông giữ xe không?”

Tham gia chất vấn, ĐB Lê Minh Đức (tổ huyện Thạch Thất) nêu: TP đã thông qua đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công giai đoạn 2022 – 2025, định hướng 2026 – 2030. Tuy nhiên, hiện nay một số điểm đỗ xe trên vỉa hè, lòng đường đã được cấp phép cho cùng 1 đơn vị quản lý, sử dụng ổn định được gia hạn nhiều năm nay.

Đại biểu đề nghị cho biết nội dung này có tuân thủ theo Khoản 5, điều 6 Luật Quản lý tài sản công không? Có việc thất thoát trong quản lý, trông giữ xe không?

Trả lời đại biểu, Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Xuân Lưu cho hay, lòng đường, vỉa hè được gọi là hạ tầng giao thông. Hiện nay quy định của TP là việc sử dụng lòng đường, vỉa hè không vào mục đích giao thông được thực hiện theo Nghị định của Chính phủ và Luật Giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, với một đô thị như Hà Nội có dùng vào một số hoạt động tạm thời như cưới, ma chay. Trong đó, có một mô hình đang sử dụng tạm thời là việc cho thuê và cho một số DN trông, giữ phương tiện trên vỉa hè, lòng đường.

Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Xuân Lưu trả lời chất vấn

Quy định của Hà Nội hiện nay là các quận/huyện quản lý vỉa hè, Sở Xây dựng quản lý dưới vỉa hè, Sở GTVT quản lý dưới lòng đường. Theo phân cấp tại Nghị quyết số 21 năm 2022 của HĐND TP thì Sở GTVT cấp phép sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè để trông giữ xe. Phần còn lại UBND các quận/huyện cấp phép sử dụng một phần lòng đường, hè phố do quận/huyện quản lý.

Đối với công tác thu phí, các tổ chức cá nhân khi được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép thì phải nộp phí theo quy định. Khi được trông giữ phương tiện các tổ chức, DN được thu phí theo đúng quy định.

Đề xuất giải pháp, Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Xuân Lưu cho biết, theo luật có 3 hình thức quản lý gồm: cơ quan được giao trực tiếp quản lý tổ chức khai thác; đấu giá quyền thuê, khai thác tài sản công; đấu giá, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản.

“Hiện Sở Tài chính và các sở chuyên ngành đang trình theo mô hình 1 và 2. Nội dung này nếu khắc phục được vừa có nguồn lực thu ngân sách, vừa có điều kiện để các đơn vị trông giữ phương tiện đầu tư cơ sở vật chất để quản lý, vận hành, tránh thất thoát, lãng phí” - Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Xuân Lưu thông tin.

Hệ thống đèn, biển báo giao thông còn hạn chế

Tham gia phiên chất vấn, ĐB Nguyễn Ngọc Việt (tổ ĐB huyện Mỹ Đức) cho rằng, hệ thống đèn giao thông và camra giao thông còn một số hạn chế, đề nghị Giám đốc Công an TP cho biết nguyên nhân, giải pháp khắc phục trong thời gian tới?

ĐB Nguyễn Ngọc Việt (tổ ĐB huyện Mỹ Đức) cho rằng, hệ thống đèn giao thông và camra giao thông còn một số hạn chế

Trả lời, Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an TP cho biết, tuyên truyền ý thức giao thông thuộc trách nhiệm của Công an. Hiện nay, TP có hơn 500 nút điểm giao thông và hơn 600 camera. Hệ thống cáp quang cho các hệ thống trên chủ yếu từ năm 2014, đã lạc hậu, chưa phải là camera thông minh. So sánh với các hệ thống phục vụ giao thông với các nước trên thế giới thì Việt Nam còn hạn chế.

Sắp tới Hà Nội sẽ triển khai 4 dự án lắp camera. Đồng thời, Công an TP báo cáo đề xuất xây dựng đề án tổng thể để có camera của TP Hà Nội. Bởi, hiện nay hệ thống này chưa kết nối liên thông nên chưa đồng bộ.

ĐB Lê Kim Anh (tổ ĐB quận Ba Đình) chất vấn Giám đốc Sở GTVT về tình trạng còn biển báo giao thông chưa khoa học, vị trí cây xanh khuất tầm nhìn

Trong khi đó, ĐB Lê Kim Anh (tổ ĐB quận Ba Đình) chất vấn Giám đốc Sở GTVT về tình trạng còn biển báo giao thông chưa khoa học, vị trí cây xanh khuất tầm nhìn, ảnh hưởng đến quá trình tham gia giao thông của người dân; biển quảng cáo còn đan xen dẫn đến tình trạng lộn xộn. Đề nghị Giám đốc Sở GTVT cho biết giải pháp khắc phục ?

Trả lời, Giám đốc Sở GTVT Nguyễn Phi Thường cho biết: Hiện nay TP có khoảng 38.950 biển báo. Vừa qua, ngành GTVT đã phối hợp với các đơn vị liên quan để tổng rà soát tất cả các biển báo giao thông TP, cơ bản thay tất cả các biển sai kích thước, quy chuẩn; còn hơn 800 biển báo đúng với quy chuẩn trước, TP sẽ cơ bản thay trong năm 2024.

Giám đốc Sở GTVT Nguyễn Phi Thường trả lời chất vấn

Việc cây xanh khuất tầm nhìn thuộc trách nhiệm của Ban hạ tầng kỹ thuật của Sở Xây dựng. Tuy nhiên, nếu vị trí cây xanh nào gây mất an toàn giao thông, Sở đã xử lý. Bên cạnh đó, vừa qua, Sở đã rà soát toàn bộ các nơi “rẽ phải” tại các nút rẽ phải, và đã phát huy tác dụng, giảm thiểu ùn tắc giao thông.

“Hiện nay TP có hơn 2.300 nút giao thông; chỉ có 550 nút giao thông đầu tư đèn tín hiệu giao thông, trong đó chỉ có 474 nút có kết nối với trung tâm điều khiển đèn giao thông còn lại là điều khiển thủ công; hơn 600 camrea nhưng chỉ tại 149 nút giao thông để xử phạt nguội và để giám sát giao thông” - Giám đốc Sở GTVT Nguyễn Phi Thường thông tin. 

Dự án đường sắt Nhổn – Ga Hà Nội có về đích đúng hẹn?

Dự án đường sắt Nhổn – Ga Hà Nội có về đích đúng hẹn?

ĐB HĐND TP Hà Nội: Các dự án bãi đỗ xe chậm triển khai, vì sao?

ĐB HĐND TP Hà Nội: Các dự án bãi đỗ xe chậm triển khai, vì sao?

Giải pháp nào nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt?

Giải pháp nào nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ