Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh:

Kiến nghị cho phép chủ đầu tư xây trường học, công viên trong khu đô thị

Kinhtedothi - Dự án đã hoàn thiện pháp lý, chủ đầu tư đã bồi thường, giải phóng mặt bằng. Thậm chí, nhiều công trình đã được đưa vào sử dụng nhưng nếu muốn đầu tư xây dựng trường học, bệnh viện hay công viên… chủ đầu tư vẫn phải… chờ đấu thầu.

Chủ dự án “méo mặt”, cư dân “dài cổ” chờ!

Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) mới đây đã có kiến nghị, cho phép chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, khu đô thị, được quyền chủ động đầu tư xây dựng công trình y tế, giáo dục, công viên vui chơi giải trí, công viên chuyên đề… trong phạm vi khuôn viên dự án mà họ làm chủ đầu tư.

Để được xây trường học trong phạm vi dự án, các chủ đầu tư phải qua đấu thầu.

Sở dĩ có kiến nghị như trên, theo HoREA, là bởi hiện nay, tại nhiều khu đô thị, chủ đầu tư dự án đã bồi thường giải phóng mặt bằng, nhưng khi muốn đầu tư xây dựng trường học hay công viên trong phạm vi dự án thì… vẫn phải chờ đấu thầu.

Thực trạng khiến không ít chủ đầu tư phải “méo mặt” vì không thể hoàn thiện công trình tiện ích đúng tiến độ còn cư dân - hơn ai hết, là những người mong muốn sớm có những công trình tiện ích như trên nhất thì… phải “dài cổ” chờ...

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA cho biết, thời gian qua, tại TP Hồ Chí Minh, có khá nhiều chủ đầu tư bất động sản đã phải “đau đầu” vì quy định này. Cụ thể, theo quy định, chủ đầu tư bất động sản không được tự đầu tư xây dựng, kinh doanh các công trình giáo dục, y tế, thể dục thể thao, công viên phục vụ vui chơi giải trí, công viên chuyên đề… trên phần đất được xác định dành cho các hạng mục công trên nêu trên, dù trong phạm vi dự án của mình.

"Lý do là vì, đây được xác định là phần “đất công”. Do đó, nếu muốn đầu tư xây dựng các hạng mục nêu trên thì… phải thông qua đấu thầu" - ông Lê Hoàng Châu lý giải.

Trao đổi với phóng viên, Tổng Giám đốc một tập đoàn bất động sản lớn ở TP Thủ Đức (xin được giấu tên) chia sẻ, chỉ với riêng hạng mục công viên chuyên đề phục vụ dân cư, tập đoàn này đã phải bỏ ra hàng trăm tỉ đồng bồi thường giải phóng mặt bằng. Hạng mục này cũng đã được UBND TP Hồ Chí Minh phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết 1/500. Dẫu vậy, tập đoàn này vẫn không thể tiến hành xây dựng, dù rất muốn, vì… chưa qua thủ tục đấu thầu.

“Trong thực tế, có rất nhiều chủ đầu tư dự án bất động sản muốn xây trường học, công viên, công viên chuyên đề trong khu đô thị của mình cũng đang phải đợi đấu thầu” - Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu cho biết.

Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp đủ năng lực

Theo ông Lê Hoàng Châu, các chủ đầu tư dự án khu đô thị, khu nhà ở đã bỏ ra nguồn vốn rất lớn để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng nhằm tạo lập quỹ đất dự án đầu tư khu đô thị, khu nhà ở… Sau đó, chủ đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước với giá trị rất lớn.

Công viên, công viên chuyên đề là một phần tiện ích nội khu thuộc dự án, nhưng không phải chủ đầu tư "cứ muốn xây là xây". (Ảnh minh họa)

Tiếp theo đó, chủ đầu tư phải bỏ chi phí đầu tư xây dựng, san lấp mặt bằng, thi công các công trình kết cấu hạ tầng của dự án (như: Đường giao thông, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, hệ thống cấp nước sạch, cấp điện, chiếu sáng công cộng, thông tin liên lạc…).

“Thế nhưng, chủ đầu tư lại không được đầu tư xây dựng, kinh doanh các công trình trên đất dịch vụ của dự án như: Đất y tế, đất giáo dục, đất công viên giải trí, công viên chuyên đề… là một bất cập, thậm chí có thể nói là một bất công rất lớn với họ” - ông Lê Hoàng Châu phân tích.

Chính vì vậy, theo Chủ tịch HoREA, quy định nêu trên là không còn phù hợp với thực tế, không đảm bảo được quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. “Xét về nguồn gốc tạo lập quỹ đất và kết cấu hạ tầng xã hội thì có thể thấy rõ công sức của các chủ đầu tư dự án là rất lớn, họ cần được ưu tiên” - ông Lê Hoàng Châu nói.

Xuất phát từ thực trạng nêu trên, HoREA đề nghị bổ sung quy định mới, nhằm tạo điều kiện cho các chủ đầu tư dự án khu đô thị, khu nhà ở có nhu cầu thì được đầu tư xây dựng, kinh doanh các công trình trên đất y tế, đất giáo dục, đất công viên vui chơi giải trí, công viên chuyên đề trong phạm vi dự án.

Theo Chủ tịch HoREA, việc các chủ đầu tư khu đô thị muốn đầu tư xây dựng công viên, trường học… trong dự án là điều đáng mừng, cần khuyến khích.

“Những năm trước đây, các chủ đầu tư dự án khu đô thị thường đẩy hạng mục công trình hạ tầng xã hội của dự án cho địa phương để.. “rảnh nợ”. Nhưng gần đây, nhiều chủ đầu tư có nhu cầu đầu tư, kinh doanh đất y tế, đất giáo dục, đất công viên trong phạm vi dự án của mình. Đây là nhu cầu hợp pháp, chính đáng, phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư các công trình dịch vụ và tiện ích đô thị phục vụ lợi ích công cộng. Nhà nước nên khuyến khích và tạo điều kiện” - ông Lê Hoàng Châu nêu quan điểm.

HoREA “hiến kế” 6 giải pháp để hạ giá thành nhà ở

HoREA “hiến kế” 6 giải pháp để hạ giá thành nhà ở

HoREA "hiến kế" xây nhà cho người thu nhập thấp 

HoREA "hiến kế" xây nhà cho người thu nhập thấp 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội đi đầu trong xu thế phát triển đô thị xanh

Hà Nội đi đầu trong xu thế phát triển đô thị xanh

12/01/2025 | 09:42

Kinhtedothi - Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng phê duyệt xác định “Phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, hội nhập quốc tế, gắn với quá trình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển kinh tế tuần hoàn."

Mẹo giúp phơi chăn bông nhanh khô vào mùa Đông

Mẹo giúp phơi chăn bông nhanh khô vào mùa Đông

11/01/2025 | 14:59

Kinhtedothi - Làm khô chăn đúng cách có thể làm cho chăn mềm mại, khử mùi, loại bỏ bọ ve, khử trùng và làm chăn ấm hơn. Dưới đây là mẹo phơi chăn giúp nhanh khô hơn trong mùa Đông.

Quảng Nam tìm lời giải cho bài toán 19.600 căn nhà ở xã hội

Quảng Nam tìm lời giải cho bài toán 19.600 căn nhà ở xã hội

07/01/2025 | 09:37

Kinhtedothi-Những năm qua, tỉnh Quảng Nam hình thành nhiều khu công nghiệp quy mô lớn với tỷ lệ lao động ngày càng tăng. Tuy nhiên, việc phát triển nhà ở xã hội tại đây vẫn còn hạn chế, đặt ra bài toán nan giải về đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho công nhân và người có thu nhập thấp.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ