TP Hồ Chí Minh:
Kiến nghị giải pháp tháo gỡ đất công xen cài cho dự án bất động sản
Kinhtedothi - Sở TN&MT TP Hồ Chí Minh vừa trình UBND TP xin phép cho các dự án được giao đất, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất trước thời điểm ban hành Nghị định 148/2020/NĐ-CP, được tách phần diện tích đất do Nhà nước quản lý thành dự án độc lập làm cơ sở xác định giá đất.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP Hồ Chí Minh, đối với các dự án có phần diện tích đất kênh mương, lối đi xen cài rải rác trong các dự án giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất trước thời điểm Nghị định 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 có hiệu lực thi hành quy định, phần diện tích đất do Nhà nước quản lý như kênh, mương, lối đi xen cài rải rác trong dự án sẽ được tính tiền sử dụng đất theo quyết định giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển nhượng sử dụng và phải chịu 100% giá trị tiền sử dụng đất mà không được khấu trừ trong nghĩa vụ tài chính về đất đai.
Tuy nhiên, hiện một số dự án thuộc trường hợp trên đến nay chưa thể xác định phương án giá đất vì trong dự án có đất do Nhà nước quản lý. Vì nhiều ý kiến cho rằng, đất do Nhà nước quản lý thì buộc phải đưa ra đấu giá, đấu thầu dự án mà không quan tâm đến diện tích đất do Nhà nước quản lý đó có đủ điều kiện để sử dụng khai thác một dự án độc lập hay không.
Từ đó, Sở TN&MT trình UBND TP đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc như sau:
Với các dự án đã được UBND TP bàn hành quyết định giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất trước thời điểm Nghị định 148/2020/NĐ-CP thì Sở TN&MT phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện công tác định giá đất cụ thể.
Với các dự án được giao đất sau thời điểm trên thì xem xét các quy định của TP ban hành về điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ để tách phần diện tích đất do Nhà nước quản lý thành dự án độc lập để làm cơ sở xác định giá đất.
Còn với dự án có diện tích đất công trình công cộng là tiện ích nội khu không phải bàn giao cho Nhà nước thì giao Sở TN&MT chịu trách nhiệm thực hiện rà soát, xác định phần diện tích đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm cơ sở tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để chủ đất nộp đúng quy định nhằm đảm bảo tính đúng, tỉnh đủ (không ban hành quyết định điều chỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất).
Liên quan đến các dự án bất động sản vướng mắc có đất công xen cài, trước đó, nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình trên là do các quy định pháp luật về đầu tư, nhà ở, đất đai, quy hoạch chưa có sự thống nhất trong quá trình chuyển tiếp và ban hành. Nhiều dự án trong quá trình kiểm tra, kiểm toán, điều tra rà soát thủ tục pháp lý dẫn đến tình trạng đùn đẩy giải quyết của các cơ quan Nhà nước, chưa đảm bảo một quy trình liên thông, đồng bộ. Nếu không có giải pháp tháo gỡ vướng mắc kịp thời trong thủ tục đầu tư xây dựng dự án sẽ tác động trực tiếp đến thị trường, gây khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản, làm giảm nguồn thu ngân sách Nhà nước từ các hoạt động đầu tư, xây dựng và kinh doanh bất động sản.
“Phù phép” 9ha đất công để doanh nghiệp phân lô, 13 cán bộ bị truy tố
Kinhtedothi - Cơ quan điều tra đề nghị truy tố 13 bị can là lãnh đạo, cán bộ thuộc các sở, ngành, địa phương. Đây là vụ án liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án khu dân cư thương mại Phước Thái (phường Tam Phước, TP Biên Hòa, Đồng Nai).
Quản lý nhà, đất công: Chặn trục lợi chính sách
Kinhtedothi - Thời gian gần đây, việc sử dụng sai mục đích nhà, đất công nhằm trục lợi cá nhân xảy ra ở nhiều địa phương, gây bức xúc dư luận.