Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống gia đình Việt

Kinhtedothi - Nhân Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động biểu dương gia đình có thành tích trong quá trình triển khai thực hiện công tác gia đình, nhằm tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc, thực hiện nếp sống văn minh.

Ngày hội Gia đình Việt Nam với nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn. Ảnh: Minh An

Nhiều hoạt động đặc sắc

Từ ngày 25 - 28/6 tại Trung tâm Triển lãm văn hóa, nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) Ngày hội gia đình Việt Nam năm 2022 diễn ra với nhiều hoạt động phong phú, đặc sắc, hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6.

Điểm nhấn của sự kiện là Triển lãm ảnh nghệ thuật với 100 tác phẩm về chủ đề gia đình, khắc họa tình cảm đặc biệt của gia đình Việt Nam, những sinh hoạt đời thường giàu bản sắc và đậm tính nhân văn của người Việt dưới mái ấm gia đình. Đây là các tác phẩm ảnh được tuyển chọn từ cuộc thi ảnh đen - trắng lần thứ 35 năm 2022 của Liên đoàn Nghệ thuật nhiếp ảnh quốc tế (FIAP).

Tại Ngày hội còn có không gian trưng bày nghệ thuật “Lighting - Ánh sáng”, giới thiệu những chiếc đèn nghệ thuật được tái chế từ nhiều chất liệu thủy tinh, nhựa, nilon. Qua đó truyền tải tới người xem thông điệp ý nghĩa trong việc giáo dục ý thức gìn giữ và bảo vệ môi trường trong mỗi gia đình trước nguy cơ biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng. Đồng thời trưng bày hình ảnh, tư liệu, hiện vật về công tác phụ nữ, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa.

Bên cạnh đó còn có Lễ hội văn hóa ẩm thực Việt Nam và quốc tế được sáng tạo từ trứng; chương trình trình diễn thời trang “Tam đại đồng đường”, chương trình giao lưu cùng thần tượng với chủ đề “Thể thao trong gia đình Việt”, không gian văn hóa đọc dành cho thiếu nhi và các chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc.

Tham gia ngày hội có các tỉnh, TP Hà Nội, Lạng Sơn, Khánh Hòa, Quảng Trị, Lâm Đồng, cùng giới thiệu tới công chúng những thành quả về công tác gia đình, công tác phụ nữ, bảo vệ, chăm sóc trẻ em, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế; phong trào thi đua xây dựng hạnh phúc gia đình trong thời kỳ mới tại địa phương.

Đẩy lùi bạo lực gia đình

Cùng với cấp TP, thời gian qua, nhiều quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội cũng tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm tôn vinh giá trị gia đình, nhất là biểu dương các gia đình tiêu biểu.

Đơn cử, sáng 27/6, Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình “Ngày hội gia đình - Kết nối yêu thương” nhân kỷ niệm 21 năm Ngày Gia đình Việt Nam và Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022.

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Hoàn Kiếm Trịnh Thị Huệ cho biết, do ảnh hưởng dịch Covid-19 trong gần 2 năm qua, cuộc sống của nhiều gia đình trong quận nói chung, gia đình cán bộ hội viên nói riêng vẫn còn khó khăn. Song sự đoàn kết, lan tỏa tình yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ, tinh thần “tương thân, tương ái” cùng nhau nỗ lực vượt qua khó khăn do dịch bệnh lại được nhân lên.

“Hội Phụ nữ quận và cơ sở đã triển khai nhiều hoạt động gắn với thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình” - bà Trịnh Thị Huệ cho biết.

Còn quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thi “Gia đình hạnh phúc” năm 2022 với sự tham gia của 12 đội thi là các gia đình đến từ 12 phường trên địa bàn quận. Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Lê Thị Thu Hương cho biết, hội thi là dịp để các gia đình giao lưu, gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc, nâng cao sự gắn kết và thấu hiểu nhau giữa các thành viên trong gia đình. Qua đó góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh.

Nhiều địa phương cũng kết hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và Nhân dân trong thực hiện Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Hôn nhân và gia đình. Cùng với đó là vai trò, trách nhiệm của gia đình, cộng đồng xã hội trong thực hiện phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới và xây dựng gia đình hạnh phúc.

 

Để ngày Gia đình Việt Nam thực sự có ý nghĩa và phát huy được những giá trị cao đẹp, mỗi cá nhân hãy cùng nhau chung sức, đồng lòng trách nhiệm, sáng tạo, quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc các giá trị mới, tiến bộ để “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”.

Phó Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Trần Thị Vân Anh

Gợi ý lời chúc ngày Gia đình Việt Nam ý nghĩa

Gợi ý lời chúc ngày Gia đình Việt Nam ý nghĩa

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nghệ nhân sơn mài Hà Nội chào Xuân với 45 bức tượng rắn độc đáo

Nghệ nhân sơn mài Hà Nội chào Xuân với 45 bức tượng rắn độc đáo

17/01/2025 | 21:55

Hơn 20 năm không ngừng sáng tạo và đổi mới, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã thổi một làn gió mới vào nghệ thuật sơn mài truyền thống, góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của làng nghề Thủ đô. Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã tạo ra 45 bức tượng rắn độc đáo với nhiều hình thái khác nhau.

Sôi động với trải nghiệm “Tết truyền thống” tại Hà Nội

Sôi động với trải nghiệm “Tết truyền thống” tại Hà Nội

16/01/2025 | 17:39

Kinhtedothi - Từ ngày 18/1, tại nhiều điểm di sản, giao lưu văn hóa như phố cổ Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Làng cổ Đường Lâm diễn ra các chương trình trải nghiệm “Tết truyền thống” với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn.

Phát huy sức mạnh âm nhạc trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Phát huy sức mạnh âm nhạc trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

29/12/2024 | 09:54

Kinhtedothi - Âm nhạc luôn gắn liền với đời sống và tâm hồn người dân Thủ đô, góp phần tạo nên văn hóa đặc sắc của Hà Nội. Để xây dựng chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh, cần bảo tồn, phát huy giá trị âm nhạc truyền thống, đồng thời khuyến khích những sáng tạo mới.

Hơn 50.000 hộ dân quận Ba Đình được công nhận "Gia đình văn hóa"

Hơn 50.000 hộ dân quận Ba Đình được công nhận "Gia đình văn hóa"

27/12/2024 | 11:58

Kinhtedothi - Sáng 27/12, UBND quận Ba Đình tổ chức tổng kết thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2025.

Câu chuyện ý thức: Góc phố sạch

Câu chuyện ý thức: Góc phố sạch

23/12/2024 | 21:31

Kinhtedothi - Trong nhịp sống hối hả của thời đại, việc giữ gìn sự sạch sẽ và văn minh nơi công cộng không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà còn là thước đo văn hóa của cả cộng đồng. Thế nhưng, xả rác bừa bãi tưởng chừng như nhỏ nhặt lại đang trở thành một vấn đề nhức nhối.

Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ