Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Một số dự án giao thông trọng điểm chậm vì thủ tục và dịch Covid

Kinhtedothi - Do gặp nhiều vướng mắc trong giải quyết thủ tục và ảnh hưởng của dịch Covid-19, một số công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn TP Hà Nội bị chậm tiến độ. Để sớm hoàn thiện đưa vào khai thác, chủ đầu tư cũng như đơn vị thi công đang rốt ráo tháo gỡ khó khăn.

Công trình cầu thép bắc qua hồ Linh Đàm  

Điều chỉnh phương án thi công

Dự án cầu cạn Vành đai 3 đi thấp bắc qua hồ Linh Đàm đã được hoàn thành và đi vào sử dụng từ cuối năm 2020. Tuy nhiên, hạng mục bổ sung cầu vòm thép vẫn đang trong quá trình thi công. Theo thiết kế, cây cầu vòm thép bắc qua hồ Linh Đàm có mặt cắt ngang rộng 7,508m. Kết cấu nhịp dầm vòm dạng ống thép 9 x 33m, tổng chiều dài cầu 297,2m. Kết cấu phần dưới sử dụng mố dẻo dạng 2 cột cách nhau 7,5m với tổng mức đầu tư là 341,672 tỷ đồng. Dự kiến đi vào hoạt động từ cuối tháng 12/2021, tuy nhiên cầu vòm sắt qua hồ Linh Đàm đang bị chậm tiến độ hơn 2 tháng.

Trao đổi về vấn đề này, Giám đốc điều hành dự án cầu vòm thép bắc qua hồ Linh Đàm Hoàng Đình Hiếu chia sẻ: “Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi đã hoàn thành sản xuất dầm tại xưởng, tiến hành tổ hợp dầm tại công trường đạt 8/9 nhịp; hoàn thành lắp đặt 7/9 nhịp tại hiện trường, còn lại 2 nhịp đang chờ thi công hoàn thành mố và 1 trụ để hoàn thiện. Bên cạnh đó, 2/9 nhịp cầu đã hoàn thiện đổ bê tông mặt cầu”.

Theo ông Hoàng Đình Hiếu, do tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài, công tác huy động nhân sự thi công gặp rất nhiều khó khăn, nhiều trường hợp bị F0, F1 bị cách ly y tế. Việc nhập khẩu nguyên vật liệu để xây dựng công trình cũng rơi vào tình trạng khó khăn do biến động tăng giá vật liệu, thép...

"Ngoài ra, quá trình thi công cọc khoan nhồi cuối cùng, đơn vị thi công gặp phải khó khăn lớn khi địa chất phức tạp, cát chảy ngầm, thành lỗ khoan nhồi bị sạt lở. Chúng tôi đã báo cáo chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án các công trình giao thông Hà Nội để trình Sở GTVT Hà Nội điều chỉnh phương án thi công bằng cách khoan nông hơn và gia cố bằng cọc bê tông” - ông Hoàng Đình Hiếu thông tin.

Theo ông Hoàng Đình Hiếu, sau khi kiểm tra, nghiên cứu, Sở GTVT TP Hà Nội đã phê duyệt phương án điều chỉnh. Ngay sau khi được phê duyệt phương án, đơn vị thi công huy động nhân lực, máy móc triển khai thi công theo thiết kế mới. Dự kiến công trình sẽ được hoàn thành trong quý II/2022.

Rốt ráo tháo gỡ khó khăn

Cũng nằm trong danh mục những công trình đang bị chậm tiến độ, dự án mở rộng đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm là công trình được phê duyệt bổ sung vào giai đoạn 2 của dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên để hạn chế ùn tắc giao thông quận Ba Đình, Tây Hồ. Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội làm chủ đầu tư với tổng chiều dài là 3,7km, mức đầu tư 815 tỷ đồng, được chia thành 4 đoạn.

Đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm là tuyến đường quan trọng ở cửa ngõ Tây Bắc Thủ đô, kết nối gần nhất với trung tâm hành chính Ba Đình và sân bay quốc tế Nội Bài, mật độ giao thông luôn đông đúc. Tuy nhiên, tuyến đường chỉ có bề rộng 8 - 9m, 2 làn xe; mặt đường hẹp, hạ tầng thiếu đồng bộ, thường xuyên ùn tắc kéo dài. Do vậy, việc chỉnh trang, cải tạo là rất cần thiết. Tuyến đường sau khi hoàn thành sẽ tạo ra đoạn đê kết cấu bằng bê tông cốt thép thay thế cho kết cấu đất; được mở rộng từ 2 làn thành 4 làn xe chạy. Cùng với đó, mỗi bên còn được cải tạo 2 làn đường gom hai bên phía dưới đảm bảo 2 làn xe chạy hỗn hợp.

Đại diện đơn vị thi công, ông Phạm Đức Hưng chia sẻ, đây là công trình nằm trên bề mặt đê hữu Hồng nên thời gian thi công trong năm bị hạn chế vào mùa mưa lũ. Từ 15/6 đến hết tháng 10 hàng năm, công trình hoàn toàn phải dừng hoạt động để đảm bảo hệ thống đê điều trong mùa mưa lũ. Bên cạnh đó, thời gian qua, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến việc huy động máy móc, nhân lực gặp nhiều khó khăn. Trên cơ sở được cấp phép, nhà thầu đã hoàn thiện 400m tường chắn đê. Sau khi hoàn thiện đầy đủ giấy phép và được bàn giao mặt bằng, nhà thầu sẽ tiếp tục phân luồng giao thông và tiến hành thi công.

Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, ông Nguyễn Huy Sĩ - Phòng Giám sát 1 Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hà Nội cho biết: “Dự án mở rộng đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm được chia làm 4 đoạn, khởi công từ năm 2020 và hoàn thành trong năm 2021. Đến nay, Bộ NN&PTNT đã cấp phép cho TP Hà Nội xây dựng đoạn 1, 2 và 4”.

Ông Nguyễn Huy Sĩ thông tin, tháng 5/2021, sau khi lấy ý kiến các ban, ngành và khoan thăm dò địa chất bổ sung, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND TP Hà Nội thay đổi thiết kế đoạn 3 có chiều dài 2,7km từ số 124 Âu Cơ đến đường Lạc Long Quân do đây là đoạn đê yếu và thấp hơn những đoạn khác trên tuyến. Bộ NN&PTNT cho rằng, tại đoạn đê này cần để riêng biệt giữa đường dân sinh và đường chính và cùng một cao độ thay vì thiết kế mặt đường đê có hai cao độ khác nhau như thiết kế ban đầu.

“Việc điều chỉnh phương án thiết kế đã làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Tuy nhiên, ngay sau khi được TP Hà Nội chấp thuận, Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hà Nội tích cực phối hợp với các sở, ngành nghiên cứu và thiết kế bản vẽ thi công để trình Bộ NN&PTNT xin cấp phép thi công đoạn số 3. Dự kiến, công trình sẽ tiếp tục được thi công trong tháng 4 và sớm hoàn thiện để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân” – ông Nguyễn Huy Sĩ thông tin thêm.

 

Toàn bộ đoạn rào chắn công trình đường Âu Cơ - Nghi Tàm đều nằm gọn trong lề, không mở rộng ra mặt đường hiện trạng. Do đó không phải nguyên nhân gây ùn tắc giao thông. Đoạn tuyến đang thi công, lòng đường nhỏ hẹp và có giao cắt với đường ngang nên một số vị trí lưu thông gặp khó khăn. Càng sớm mở rộng được mặt đường càng nhanh chóng giải quyết được ùn tắc khu vực này.

Ông Nguyễn Huy Sĩ - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội

Xử lý dự án xây dựng chậm tiến độ tại quận Hoàng Mai: Kiên quyết thu hồi chống tái diễn

Xử lý dự án xây dựng chậm tiến độ tại quận Hoàng Mai: Kiên quyết thu hồi chống tái diễn

Chia sẻ
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chuyển đổi số để tối ưu hiệu quả quản lý vận tải

Chuyển đổi số để tối ưu hiệu quả quản lý vận tải

20/01/2025 | 08:27

Kinhtedothi - Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội Đào Việt Long cho biết, thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ đã mang đến những kết quả thiết thực, rõ rệt cho công tác quản lý GTVT của Hà Nội.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Hà Nội: Tạm dừng đào đường, hè phố dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Hà Nội: Tạm dừng đào đường, hè phố dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025

17/01/2025 | 21:58

Kinhtedothi- Để đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và tạo thuận lợi cho Nhân dân đi lại trong dịp Tết Nguyên đán 2025, Sở GTVT Hà Nội ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị tạm dừng thi công đào đường, hè trên địa bàn TP từ ngày 22/1 - 12/2/2025.

Tin mới
TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Hà Nội: Tạm dừng đào đường, hè phố dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Hà Nội: Tạm dừng đào đường, hè phố dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025

17/01/2025 | 21:58

Kinhtedothi- Để đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và tạo thuận lợi cho Nhân dân đi lại trong dịp Tết Nguyên đán 2025, Sở GTVT Hà Nội ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị tạm dừng thi công đào đường, hè trên địa bàn TP từ ngày 22/1 - 12/2/2025.

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

17/01/2025 | 14:19

Kinhtedothi – Hàng Bàng là một trong những con kênh thoát nước tại TP Hồ Chí Minh bị ô nhiễm trầm trọng, với hàng trăm hộ dân sinh sống trên kênh từ hàng chục năm qua, con kênh bị lấp hẳn. Việc khôi phục lại dòng kênh góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân.

Tin tài trợ