Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ngăn ngừa ăn chặn quỹ bảo trì chung cư

Kinhtedothi - Với những tồn tại suốt trong nhiều năm qua, quỹ bảo trì chung cư luôn là một trong những khởi nguồn khiếu kiện giữa cư dân và các chủ đầu tư. Nhiều người ví von, nó như miếng “mồi ngon” khiến một số phần tử xấu trục lợi​​​​.

Thậm chí, có thời điểm, làn sóng âm thầm xuất hiện từ một số đối tượng tìm đủ mọi cách để lọt vào Ban quản trị hòng “thao túng” vài vụ việc, trong đó có cả vấn đề sử dụng số tiền từ quỹ bảo trì chung cư.

Ngăn ngừa ăn chặn quỹ bảo trì chung cư. Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Trong hơn chục năm qua, trên địa bàn Hà Nội xảy ra hàng trăm vụ khiếu kiện tại hàng loạt khu chung cư vì những tranh chấp có liên quan đến quản trị chung cư. Cư dân căng băng rôn, tụ tập đông người gây mất trật tự an ninh…

Minh chứng cho điều này là khi kết thúc thanh tra 18 chủ đầu tư, 17 Ban quản trị tại 24 nhà chung cư có nhiều đơn khiếu nại gay gắt trên địa bàn Hà Nội hồi giữa năm 2021, Thanh tra Bộ Xây dựng chỉ ra hàng loạt sai phạm.

Cụ thể, qua thanh tra đã buộc 12/18 chủ đầu tư phải thực hiện gửi vào tài khoản kinh phí bảo trì theo quy định và quyết toán số liệu để chuyển sang cho Ban quản trị nhà chung cư, tổng số kinh phí bảo trì hơn 338,6 tỷ đồng. Đồng thời yêu cầu 7/8 chủ đầu tư phải gửi vào tài khoản kinh phí bảo trì theo quy định, phải chuyển sang tài khoản cho ban quản trị, phải quyết toán số liệu chuyển sang cho Ban quản trị số tiền 251 tỷ đồng; phát hiện ra có 26 hành vi vi phạm hành chính trong công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư…

Để giải quyết vấn nạn này, cơ quan chức năng đã sửa đổi, bổ sung, ban hành nhiều quy định sát với thực tiễn. Trong đó có Nghị định 30/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP. Theo đó, phần kinh phí bảo trì chung cư 2% sẽ gửi vào tài khoản “đóng” do chủ đầu tư mở. Khi mở tài khoản, chủ đầu tư phải ghi rõ tên tài khoản là tiền gửi kinh phí bảo trì nhà chung cư. Nếu chủ đầu tư không có kinh phí bàn giao, sẽ tiến hành cưỡng chế, kê biên tài sản.

Nghị định số 30 còn quy định, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Ban quản trị nhà chung cư, UBND cấp tỉnh, TP có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng nơi chủ đầu tư mở tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì cung cấp thông tin về số tài khoản, số tiền trong tài khoản.

Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của UBND cấp tỉnh, TP, tổ chức tín dụng có trách nhiệm cung cấp thông tin cho UBND cấp tỉnh, TP.

Nghị định cũng quy định thêm những điều khoản chặt chẽ hơn, do đó đã tăng sức mạnh pháp lý để xử lý vấn đề tồn tại trong nhiều năm. Đây được xem như công cụ siết chặt quản lý, tháo gỡ những bất cập liên quan đến việc sử dụng quỹ bảo trì chung cư và chấm dứt các vụ việc bức xúc kéo dài trong việc chủ đầu tư cố tình chây ì trách nhiệm bàn giao quỹ bảo trì.

Trong khoảng một năm qua, những tranh chấp về vấn đề này tạm lắng xuống, bởi ít sự việc bức xúc hơn. Và đặc biệt, cơ quan chức năng căn cứ luật định đã mạnh tay hơn với những trường hợp vi phạm.

Ví như mới đây, UBND TP Hà Nội có quyết định xử phạt vi phạm hành chính 180 triệu đồng đối với Công ty TNHH An Quý Hưng (Chủ đầu tư khu C, dự án Khu nhà ở Thượng Thanh, phường Thượng Thanh, quận Long Biên) vì đã có hành vi chậm gửi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư dưới hình thức có kỳ hạn tại tổ chức tín dụng. Đồng thời yêu cầu Công ty TNHH An Quý Hưng gửi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư đúng quy định.

Rõ ràng, những biện pháp mạnh được thực thi đúng sẽ ngăn chặn các vụ việc nóng, phức tạp dù đã tồn tại dai dẳng. Quỹ bảo trì chung cư sẽ chẳng còn là “miếng mồi ngon” để trục lợi, nó sẽ dần phát huy đúng giá trị, góp một phần tạo dựng cuộc sống ổn định đối với cư dân.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giá tiêu hôm nay 14/1/2025: giá tiêu Indonesia bất ngờ tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 14/1/2025: giá tiêu Indonesia bất ngờ tăng mạnh

15/01/2025 | 21:36

Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 14/1/2025 trong khoảng 147.000 - 147.500 đồng/kg. Indonesia trở thành nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất sang Việt Nam thay thế Brazil. Các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường nhập khẩu từ những nước trong khu vực Đông Nam Á.

Phải xử lý nghiêm

Phải xử lý nghiêm

12/01/2025 | 19:21

Kinhtedothi - Dựng rạp cưới lấn chiếm lòng đường, vỉa hè đã và đang trở thành một vấn đề nhức nhối, đặc biệt tại các thành phố lớn và những khu vực có mật độ giao thông cao.

Không thể “một sớm một chiều”

Không thể “một sớm một chiều”

09/01/2025 | 20:31

Kinhtedothi - Hầu như năm nào vào thời điểm này, trên các phương tiện truyền thông lại gióng lên hồi chuông cảnh báo về chất lượng không khí (AQI) Hà Nội. Năm nay cũng không có gì khác, khi chỉ số AQI thường xuyên ghi nhận ở mức 201 - 300, rất có hại cho sức khỏe.

Điều chỉnh càng sớm càng tốt

Điều chỉnh càng sớm càng tốt

08/01/2025 | 23:57

Kinhtedothi - Mức giảm trừ gia cảnh quá lỗi thời so với điều kiện thực tế cuộc sống được các chuyên gia, người làm công ăn lương liên tục kiến nghị trong nhiều năm nay.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ