Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ngày Quốc tế Nụ hôn năm 2022 là ngày nào và ý nghĩa các kiểu hôn

Kinhtedothi - Ngày Quốc tế Nụ hôn được diễn ra để tôn vinh những điều giá trị mà nụ hôn mang lại vượt qua rào cản của giới tính, màu da.

Vào Ngày Quốc tế Nụ hôn, tại nhiều quốc gia, mọi người sẽ trao nụ hôn cho nhau, bày tỏ những điều trong lòng giữa các cặp đôi, gia đình, thầy trò, bạn bè với nhau, nhờ đó mà có thể gần gũi, thấu hiểu nhau hơn.

Ngày Quốc tế Nụ hôn là ngày nào?

Ngày Quốc tế Nụ hôn (Kissing day) bắt nguồn từ nước Anh vào năm 2000. Vào ngày 6/7/2000, những người dân nước Anh đã cùng nhau tạo một ngày để thổ lộ tâm tình, trao nhau những nụ hôn cháy bỏng cho người mình yêu thương, lan tỏa giá trị nhân văn.

Ngày Quốc tế Nụ hôn (Kissing day) bắt nguồn từ nước Anh vào năm 2000.

Qua hoạt động trên, ngày 6/7 được nhiều nước trên thế giới tổ chức theo, nhờ đó ngày 6/7 được chính Liên Hợp Quốc phê duyệt chọn làm ngày Quốc tế Nụ hôn (International Kissing Day) để tôn vinh giá trị, lợi ích đến từ nụ hôn.

Những nụ hôn trong ngày này có gì khác? Nó mang tới những giá trị tốt đẹp, giúp nhân lên những tình cảm trân quý nhau và hướng tới một xã hội tích cực và mọi người biết yêu thương nhau. Mặc dù được gọi là Quốc tế Nụ hôn nhưng nhiều người không chỉ chạm môi với nhau mà sẽ dùng nhiều kiểu hôn khác nhau để thay thế, vừa thể hiện tình cảm mà còn tôn trọng đối phương.

Năm nay, ngày Quốc tế Nụ hôn rơi vào ngày thứ 4 (6/7/2022).

Ngày Quốc tế Nụ hôn là ngày đặc biệt mà mọi người sẽ chủ động trao cho nhau những nụ hôn tình cảm và chứa đựng sự yêu thương. Chúng ta sẽ gạt bỏ đi những giận hờn, cãi vã, mâu thuẫn và lo âu để xích lại gần nhau hơn. Quốc tế nụ hôn sẽ diễn ra vào ngày 6/7 hàng năm.

Cũng chính thông điệp muốn truyền tải sự yêu thương mà ở nhiều quốc gia đã tổ chức các cuộc thi hôn. Vào ngày 6 tháng 7 năm 2005, kỷ lục đã được thiết lập ở Anh với thời gian là 31 giờ 30 phút. Tiếp theo, Ngày Valentine 2009 Nikola Matovic và Kristina Reinhart từ Đức cũng đã thiết lập một kỷ lục mới với hơn 32 giờ.

Ngày 13 Tháng 2 năm 2011, một cặp vợ chồng đội Thái Ekkachai và Laksana Tiranarat khóa môi và phá vỡ kỷ lục nụ hôn dài nhất. Sau 46 giờ và 24 phút họ tuyên bố một kỷ lục mới thật ấn tượng.

Ekkachai và Laksana Tiranarat tiếp tục ghi dấu ấn nụ hôn dài nhất vào ngày 12-ngày 14 tháng 2 năm 2013 với số giờ là 58 giờ, 35 phút và 58 giây.

Ý nghĩa các kiểu hôn

Mỗi nụ hôn sẽ mang đến một thông điệp với ý nghĩa khác nhau. Chính vì vậy, khi hôn đối phương, mỗi người sẽ lựa chọn cách hôn khác nhau sao cho phù hợp với mối quan hệ, mức độ tình cảm của cả hai cũng như cách mà họ muốn thể hiện thông điệp.

Ngày Quốc tế Nụ hôn năm 2022 sẽ rơi vào ngày thứ Tư (6/7)

Nụ hôn lên tóc được rất nhiều bạn trẻ yêu thích, nhất là những bạn nữ. Nụ hôn nhẹ nhàng này mang đến ý nghĩa gì? Đó chính là cách đối phương thể hiện sự rung động đối với nửa kia. Nụ hôn lên mái tóc mang một ẩn ý rằng đối phương đang phải lòng bạn và muốn tiến xa hơn trên mức tình bạn. Không muốn mối quan hệ “ tình bạn ở dưới tình yêu”, mà muốn bước thêm một bước cho mối quan hệ cả hai.

Hôn lên trán cũng rất lãng mạn, đây là cách mà đối phương thể hiện tình cảm với bạn. Nụ hôn này là bước đệm để tìm hiểu xem bạn có muốn tiến xa hơn mối quan hệ bạn bè. Nếu bạn có phản ứng lại hoặc thờ ơ thì đối phương sẽ tự hiểu rằng bạn không có tình cảm với họ, họ không có cơ hội.

Nụ hôn lên má không chỉ dành cho mối quan hệ các cặp đôi yêu nhau. Nụ hôn lên má thể hiện tình anh em với ý nghĩa bạn chính là người anh em tốt của tôi. Hôn lên má có thể xem nụ hôn thân thiện, có thể giữa người thân, bạn bè thân thiết, thầy cô, các cặp đôi yêu nhau. Khi nhận được nụ hôn trên má thì họ đang muốn gửi thông điệp rằng họ rất sẵn lòng làm bạn, làm anh em, làm chị em với bạn, dạng tương tác tích cực.

Nụ hôn lên mắt thể hiện sự âu yếm, tình cảm mà bạn muốn dành cho đối phương. Đây là nụ hôn thể hiện sự âu yếm, chiều chuộng, yêu thương. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, hôn vào vị trí này thường là người yêu với nhau.

Nụ hôn lên môi thể hiện rõ nhất của mối quan hệ tình cảm của hai người đang yêu nhau. Với nụ hôn này, hai bạn đã tiến tới một mối quan hệ chính thức và có tình cảm rất sâu sắc. Trao nhau nụ hôn trên môi cũng rất ngọt ngào và ý nghĩa.

Nụ hôn lên cổ thường thể hiện mong muốn khẳng định đối phương là của mình. Đó là nụ hôn đánh dấu chủ quyền. Đây là nụ hôn của sự chiếm hữu, thường nụ hôn này được các cặp đôi đang yêu nhau, trong mối quan hệ tìm hiểu hay vợ chồng trao cho nhau.

Nụ hôn lên tay thường dành cho người đàn ông trao cho phụ nữ để tỏ lòng tôn trọng, quý mến, nó có thể dùng cho cả các cặp đôi đang yêu nhau với ý nghĩa tương tự.

Cùng với việc trao đi những nụ hôn, vào Ngày Quốc tế Nụ hôn, nhiều người  còn gửi tặng nhau một món quà ý nghĩa Đó có thể là hoa hồng, socola, mỹ phẩm hoặc quần áo, giày dép....

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nghệ nhân sơn mài Hà Nội chào Xuân với 45 bức tượng rắn độc đáo

Nghệ nhân sơn mài Hà Nội chào Xuân với 45 bức tượng rắn độc đáo

17/01/2025 | 21:55

Hơn 20 năm không ngừng sáng tạo và đổi mới, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã thổi một làn gió mới vào nghệ thuật sơn mài truyền thống, góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của làng nghề Thủ đô. Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã tạo ra 45 bức tượng rắn độc đáo với nhiều hình thái khác nhau.

Sôi động với trải nghiệm “Tết truyền thống” tại Hà Nội

Sôi động với trải nghiệm “Tết truyền thống” tại Hà Nội

16/01/2025 | 17:39

Kinhtedothi - Từ ngày 18/1, tại nhiều điểm di sản, giao lưu văn hóa như phố cổ Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Làng cổ Đường Lâm diễn ra các chương trình trải nghiệm “Tết truyền thống” với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn.

Phát huy sức mạnh âm nhạc trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Phát huy sức mạnh âm nhạc trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

29/12/2024 | 09:54

Kinhtedothi - Âm nhạc luôn gắn liền với đời sống và tâm hồn người dân Thủ đô, góp phần tạo nên văn hóa đặc sắc của Hà Nội. Để xây dựng chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh, cần bảo tồn, phát huy giá trị âm nhạc truyền thống, đồng thời khuyến khích những sáng tạo mới.

Hơn 50.000 hộ dân quận Ba Đình được công nhận "Gia đình văn hóa"

Hơn 50.000 hộ dân quận Ba Đình được công nhận "Gia đình văn hóa"

27/12/2024 | 11:58

Kinhtedothi - Sáng 27/12, UBND quận Ba Đình tổ chức tổng kết thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2025.

Câu chuyện ý thức: Góc phố sạch

Câu chuyện ý thức: Góc phố sạch

23/12/2024 | 21:31

Kinhtedothi - Trong nhịp sống hối hả của thời đại, việc giữ gìn sự sạch sẽ và văn minh nơi công cộng không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà còn là thước đo văn hóa của cả cộng đồng. Thế nhưng, xả rác bừa bãi tưởng chừng như nhỏ nhặt lại đang trở thành một vấn đề nhức nhối.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ