Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ngõ không tên

Kinhtedothi - Không có TP nào nhiều ngõ như Hà Nội. Nơi đây có những con ngõ có tên, ngõ không tên và ngõ làng lên phố. Và tôi muốn kể con ngõ không tên của Hà Nội.

Hàng ngày, tôi vẫn đi tắt qua các con phố Hà Nội, đặc biệt khu phố cổ. Tôi có thể đếm được ít nhất 7 cái ngõ không tên của Hà Nội. Có khi người dân sống ở các con ngõ vô danh cũng không biết ngõ đó lại thông sang phố khác.
 Ngõ Hàng Chỉ thông ra ngõ Hàng Quạt.
Giống như Hàng Ngang có ngõ thông sang Hàng Giày. Trong ngõ Hàng Chỉ có 2 ngõ vô danh, một ngõ thông sang Hàng Quạt, một thông sang Hàng Gai. Hoặc là ngõ từ Lương Ngọc Quyến đi ra Hải Tượng, nhưng trong đó lại có một đường thông ra Lương Ngọc Quyến mà không có tên. Ở Hàng Buồm có một cái ngõ rất sâu, thông sang Ngõ Gạch. Ở những cái ngõ không tên, đa số như đường hầm, cao tầm 2,2m, rộng tầm 0,8m có đoạn tối om, phải soi bật lửa hoặc đèn pin. Lắp bóng điện thì không biết đấu vào công tơ nhà ai, ai trả tiền điện, hai xe máy đi ngược chiều bất chợt gặp nhau là giống hai con dê qua cầu. Tôi đã đi rất nhiều qua các con ngõ này để ghi hình, chụp ảnh. Ngồi một chỗ tôi có thể vẽ từng đường nét, khúc khấp khỉu của con ngõ.
Sự hình thành nên ngõ cũng là cả một câu chuyện mà đến giờ người sống ở đó thì muốn dời đi, khách du lịch lại tha thiết trải nghiệm. Sau ngày giải phóng Thủ đô, để tiếp quản TP, từ những căn nhà biệt thự tư sản được chia nhỏ cho các gia đình, đặc biệt là cán bộ ngoài nội thành gìn giữ tiếp quản Thủ đô trong thời kỳ kháng chiến. Từ căn nhà hàng nghìn mét vuông, được chia ra hàng chục căn hộ, đến khoảng sân, giếng trời cũng được tận dụng tối đa để ở. Khi nhà bị bổ nhỏ, giữa các gia đình sẽ là những lối đi và ngõ không tên hình thành từ đó.
Ngõ Hàng Chỉ thông ra ngõ Hàng Gai.
Sau giải phóng, đất nước còn khó khăn, nên cuộc sống sinh hoạt trong các ngõ không tên cực kỳ bức bách. Người ta đốt than, củi nấu cơm trong ngõ. Khoảng cách mỗi gia đình có thể là tấm vách mỏng, đứng ban công nhà này có thể với bắt tay chào gia chủ nhà kia. Hộ khẩu của mỗi gia đình nhân lên trong từng thế hệ. Có những nhà quá chật, mỗi cặp vợ chồng ngăn nhau bằng chiếc ri đô, đêm tân hôn tân nương tân lang không dám thở mạnh. Thật bi hài. Từ những căn buồng bé, lại được xẻ tiếp bằng các gác xép. Không gian vốn chật hẹp lại càng trở nên bức bách.

Hà Nội bây giờ đời sống khá giả hơn hồi mới giải phóng. Các gia đình trong ngõ không còn chung nhau cái nhà vệ sinh trong ngõ, mà mỗi nhà đã cơi nới, tự tạo nhà vệ sinh khép kín trong căn hộ của mình. Nhưng sự riêng tư ấy càng làm cho không gian sống trong căn hộ thêm chật.

Người sinh sống ở ngõ cũng mang dáng dấp của nhiều tỉnh thành chuyển đến. Nền văn hóa Hà Nội từ bản năng gốc, đã hòa nhập với văn hóa của các miền trên khắp cả nước. Người Hà Nội trước giải phóng, cách ứng xử ảnh hưởng dáng dấp của văn hóa Trung Hoa và đặc biệt là Pháp. Con cái lễ phép, về nhà phải khoanh tay chào ông bà, cha mẹ. Người phụ nữ luôn chuẩn bị chiếc áo dài treo trên móc để khoác ngoài mỗi khi khách đến nhà. Nhưng vì ảnh hưởng văn hóa phương Tây nên lối sống tân tiến hơn, tự do yêu đương hơn. Mọi con đường của quốc gia đều dẫn đến Thủ đô. Đó là quy luật, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội. Do những biến động của lịch sử đã tạo nên sự hoán vị lớn về cộng đồng dân cư. Tính cách và văn hóa vùng miền là hành lý mà người ta mang theo đến đất lành (dữ) để tìm bến đậu và đương nhiên người Hà Nội hôm nay là đa tính cách, trong đó tính năng động đã thay thế tính thanh lịch làm chủ đạo. Do vậy nét đẹp của Hà Nội bây giờ có cả sự tinh túy văn hóa của những công dân vùng miền khác nhau đến tạo nên.

Rất nhiều cư dân trong ngõ không tên đã di tản đến các khu phố mới của Hà Nội. Nhiều người bám trụ lại các căn nhà trong ngõ, một phần để sinh hoạt, một phần dành không gian làm du lịch. Khách nước ngoài, hoặc nhiều người Việt Nam thay vì chọn các căn phòng khách sạn, họ thuê nhà trong ngõ để trải nghiệm một cuộc sống của người dân phố cổ Hà Nội, chỉ cần ra đến cửa nhà là có quán nước chè, đồ ăn vặt hàng ngày, hoặc đôi khi là những người bán hàng ăn gánh lượn quanh ngõ. Phong cách, lối sống của người Kẻ chợ cũng vì thế hợp thành trong ngõ. Thi thoảng tôi vẫn đưa người phố cổ đi khám phá phố cổ.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nghệ nhân sơn mài Hà Nội chào Xuân với 45 bức tượng rắn độc đáo

Nghệ nhân sơn mài Hà Nội chào Xuân với 45 bức tượng rắn độc đáo

17/01/2025 | 21:55

Hơn 20 năm không ngừng sáng tạo và đổi mới, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã thổi một làn gió mới vào nghệ thuật sơn mài truyền thống, góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của làng nghề Thủ đô. Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã tạo ra 45 bức tượng rắn độc đáo với nhiều hình thái khác nhau.

Sôi động với trải nghiệm “Tết truyền thống” tại Hà Nội

Sôi động với trải nghiệm “Tết truyền thống” tại Hà Nội

16/01/2025 | 17:39

Kinhtedothi - Từ ngày 18/1, tại nhiều điểm di sản, giao lưu văn hóa như phố cổ Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Làng cổ Đường Lâm diễn ra các chương trình trải nghiệm “Tết truyền thống” với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn.

Phát huy sức mạnh âm nhạc trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Phát huy sức mạnh âm nhạc trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

29/12/2024 | 09:54

Kinhtedothi - Âm nhạc luôn gắn liền với đời sống và tâm hồn người dân Thủ đô, góp phần tạo nên văn hóa đặc sắc của Hà Nội. Để xây dựng chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh, cần bảo tồn, phát huy giá trị âm nhạc truyền thống, đồng thời khuyến khích những sáng tạo mới.

Hơn 50.000 hộ dân quận Ba Đình được công nhận "Gia đình văn hóa"

Hơn 50.000 hộ dân quận Ba Đình được công nhận "Gia đình văn hóa"

27/12/2024 | 11:58

Kinhtedothi - Sáng 27/12, UBND quận Ba Đình tổ chức tổng kết thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2025.

Câu chuyện ý thức: Góc phố sạch

Câu chuyện ý thức: Góc phố sạch

23/12/2024 | 21:31

Kinhtedothi - Trong nhịp sống hối hả của thời đại, việc giữ gìn sự sạch sẽ và văn minh nơi công cộng không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà còn là thước đo văn hóa của cả cộng đồng. Thế nhưng, xả rác bừa bãi tưởng chừng như nhỏ nhặt lại đang trở thành một vấn đề nhức nhối.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ