Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Người lao động bị mắc Covid-19 được hưởng những chính sách gì?

Kinhtedothi – “Chế độ, chính sách và chăm sóc sức khỏe cho người lao động (NLĐ) bị nhiễm Covid-19” là chủ đề của các buổi giao lưu trực tuyến do báo Lao động Thủ đô tổ chức ngày 14 và 15/4 tại huyện Thanh Oai, quận Hoàng Mai thu hút nhiều đoàn viên, NLĐ.

Phó Tổng biên tập báo Lao động Thủ đô Nguyễn Văn Bình chia sẻ: Sau hai năm dịch Covid-19 bùng phát, diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trong đến mọi mặt của đời sống xã hội. Dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Chính phủ, chúng ta dần thích ứng linh hoạt, an toàn và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Tuy nhiên, số ca F0 phổ biến hơn, trong đó không ít đoàn viên, NLĐ bị nhiễm bệnh, phải nghỉ việc khiến cuộc sống bị xáo trộn, sức khỏe ảnh hưởng, thu nhập giảm sút… Lúc này, mối quan tâm hàng đầu của NLĐ mắc Covid-19 là được hưởng những chính sách hỗ trợ gì, điều kiện, thủ tục hưởng ra sao, cách chăm sóc sức khỏe trong thời gian nhiễm bệnh và hậu Covid-19 thế nào.

Tại những buổi giao lưu, các chuyên gia giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của nhiều người lao động về chế độ chính sách pháp luật hỗ trợ người lao động mắc Covid-19. Trong ảnh: Lãnh đạo báo Lao động Thủ đô tặng hoa cho các chuyên gia tham dự giải đáp trong buổi giao lưu.

Tại các buổi giao lưu trực tuyến, các chuyên gia lao động, y tế, bảo hiểm xã hội đã giải đáp, tư vấn để mọi người nắm bắt rõ hơn các chế độ, chính sách pháp luật hỗ trợ đối với NLĐ bị mắc Covid-19, đảm bảo quyền lợi của mình, có kiến thức chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình. Các cán bộ Công đoàn, đoàn viên, NLĐ đã được PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai thông tin về việc, hiện nay các loại thuốc kháng virus có một số hiệu quả nhất định, mọi người nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng. Phụ nữ mang thai không nên dùng các loại thuốc đặc trị kháng virus SARS-Cov-2. Để phòng chống dịch Covid-19, mọi người nên tăng cường miễn dịch thông qua ăn uống, dinh dưỡng.

Rất nhiều người lao động đã gửi câu hỏi tới các chuyên gia về cách chăm sóc bản thân và gia đình trong thời gian nhiễm Covid-19, hậu Covid-19 và chế độ chính sách được hưởng. 

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, rụng tóc có thể gặp sau Covid-19 nhưng không ảnh hưởng nhiều vì người không bị Covid-19 cũng bị rụng tóc. Nhưng đối với người có triệu chứng hụt hơi thì cần theo dõi thêm; các bác sĩ thường thăm khám, theo dõi phổi và tim.

Với trường hợp trẻ em và người lớn sau khi mắc Covid-19 đều gặp một triệu chứng đó là rối loạn giấc ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, sinh ra cáu gắt, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội Khổng Minh Tuấn đưa ra lời khuyên: Để cải thiện giấc ngủ, mọi người nên có kế hoạch sinh hoạt khoa học, tận dụng tối đa thời gian nghỉ ngơi, điều tiết nhịp sinh học. Mỗi người luôn lắng nghe cơ thể mình, cung cấp cho bản thân những kiến thức cơ bản về y tế, nên dùng các thực phẩm hỗ trợ an thần, nếu dùng thuốc ngủ thì phải có chỉ định của bác sĩ.

Trong thời gian NLĐ mắc Covid-19 nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe để làm việc thì có được bố trí công việc, hưởng lương ra sao, đã được Trưởng phòng Truyền thông và phát triển đối tượng Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hà Nội Dương Thị Minh Châu phản hồi: BHXH là để bù đắp một phần thu nhập của NLĐ bị mất. Đối với trường hợp NLĐ mắc Covid-19 mà sức khỏe vẫn đảm bảo để làm việc online và cơ quan, đơn vị vẫn bố trí công việc thì được trả lương, không được thanh toán BHXH.

Và, trong một năm, NLĐ có 30 ngày nghỉ ốm. NLĐ bị Covid-19 nghỉ 7 ngày nhưng khi trở lại làm việc, sức khỏe chưa phục hồi, thường xuyên mệt mỏi thì có thể tiếp tục khám và nghỉ hưởng BHXH. Theo quy định, NLĐ chỉ được nghỉ dưỡng sức khỏe và phục hồi sức khỏe sau khi đã nghỉ hết 30 ngày ốm trong năm…

Tại các buổi giao lưu trực tuyến, các chuyên gia đã trả lời nhiều câu hỏi liên quan đến chế độ, chính sách đối với NLĐ: Chế độ BHXH, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động để NLĐ và người sử dụng lao động hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật và có mối quan hệ lao động hài hòa.

Giải đáp những chính sách dành cho người lao động bị nhiễm Covid-19

Giải đáp những chính sách dành cho người lao động bị nhiễm Covid-19

1.000 cơ hội việc làm cho người lao động, người khuyết tật

1.000 cơ hội việc làm cho người lao động, người khuyết tật

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trường nghề hợp tác với doanh nghiệp, học sinh đi thực tập có lương

Trường nghề hợp tác với doanh nghiệp, học sinh đi thực tập có lương

12/01/2025 | 15:33

Kinhtedothi – Thực hiện Luật Thủ đô 2024, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các trường nghề thực hiện giải pháp thu hút chuyên gia giỏi chuyên môn, có năng lực quản trị; thay đổi phương thức đào tạo nghề, hợp tác sâu hơn với DN; quan tâm đến nhu cầu thị trường lao động...

Đề xuất mới về cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Đề xuất mới về cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

12/01/2025 | 01:09

Kinhtedothi – Mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm đối với nam và cao hơn 30 năm đối với nữ trước thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ