Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhiều chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 10/2016

Kinhtedothi - Từ tháng 10/2016, nhiều chính sách quan trọng liên quan đến lao động, tiền lương, kinh tế… có hiệu lực thi hành.

Thông tư 130/2016/TT-BQP về điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc bắt đầu có hiệu lực từ ngày 25/10/2016. Theo đó, từ ngày 1/1/2016, mức trợ cấp hằng tháng mới đối với các đối tượng nêu trên bằng mức trợ cấp được hưởng tại thời điểm tháng 12/2015 cộng 150.000 đồng.
 Ảnh minh họa
Từ ngày 27/10, Thông tư 138/2016/TT-BQP về chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao quân đội được tập trung tập huấn và thi đấu sẽ có hiệu lực. Theo đó, vận động viên lập thành tích tại các giải thi đấu sẽ được thưởng theo quy định mới, tiêu biểu khi đạt được huy chương vàng sẽ được mức thưởng như: Đại hội thể thao quân đội các nước thế giới 75 triệu đồng/VĐV; giải các nước thế giới, Châu Á 50 triệu đồng/VĐV…
Nghị định 121/2016/NĐ-CP thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với tập đoàn viễn thông quân đội giai đoạn 2016 - 2020 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10/10/2016. Từ ngày 8/10, Thông tư 113/2016/TT-BQP quy định chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng bắt đầu có hiệu lực thi hành với những quy định cụ thể về ngày nghỉ tương ứng với số năm công tác và nơi đóng quân.
Quyết định 35 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ bồi dưỡng đối với thành viên Hội đồng cạnh tranh và người tiến hành, người tham gia tố tụng cạnh tranh cũng có hiệu lực từ 10/10/2016. Theo đó, tăng mức bồi dưỡng đối với người tiến hành tố tụng cạnh tranh và người tham gia tố tụng cạnh tranh tại phiên điều trần so với quy định cũ như: Chủ tọa phiên điều trần được bồi dưỡng 150.000 đồng/ngày… Ngoài ra, đối với người tham gia tọa đàm, họp xử lý vụ việc cạnh tranh và giải quyết khiếu nại đều được hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy định tại Quyết định này.
Nghị định 119 của Chính phủ về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu có hiệu lực từ ngày 10/10/2016. Theo đó, quy định một số hoạt động nhằm khuyến khích xã hội hóa đầu tư bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng ven biển như: Đầu tư bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây lâm sản ngoài gỗ, sản xuất nông lâm kết hợp và nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng trong khu vực có rừng ven biển. Đầu tư công trình gây bồi, chống xói lở bờ biển, phục vụ rừng ngập mặn ven biển, phát triển du lịch sinh thái. Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được giao đất, khoán rừng, cho thuê rừng ven biển để bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật.
Cũng có hiệu lực từ ngày 10/10, Thông tư số 20 của Bộ TN&MT quy định về xây dựng, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quy định: Tổ chức, cá nhân được quyền khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển, hải đảo thông qua hình thức như mạng điện tử, hình thức hợp đồng, phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu cung cấp dữ liệu…
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ