Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhức nhối lò mổ "chui"

Kinhtedothi- Mất an toàn thực phẩm đang là vấn nạn nhức nhối khi cả nước hiện vẫn có trên 70% cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và không được chính quyền địa phương cho phép hoạt động.

Tại Hội nghị về kiểm soát giết mổ động vật và triển khai thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 14/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ mới đây, những con số mà Bộ NN&PTNT công bố liên quan đến cơ sở giết mổ không phép đang hoạt động khiến dư luận không khỏi giật mình. Bởi nó cho thấy nguy cơ mất an toàn thực phẩm có thể xảy ra ở bất kỳ khâu nào từ quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh, thu mua, sơ chế, chế biến và tiêu thụ.

Cụ thể, đến nay mới có 18/63 địa phương ban hành Quyết định của UBND cấp tỉnh phê duyệt mạng lưới cơ sở giết mổ tập trung và có tới 24.654 cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ, nhưng chỉ có 7.362 cơ sở có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Đáng nói, nhiều địa phương có điều kiện kinh tế phát triển, không phải khu vực miền núi nhưng vẫn có trên 1.000 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ như: Nam Định, Thanh Hóa, Hải Dương… Nhìn vào những con số trên có thể thấy được phần nào mức độ quan tâm của các địa phương dành cho công tác quản lý giết mổ động vật.

Theo lý giải của Bộ NN&PTNT, số lượng cơ sở giết mổ động vật tập trung còn ít bởi giá thành sản phẩm cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường. Sản phẩm của các cơ sở này cũng khá kén khách, tiêu thụ chủ yếu ở siêu thị, các cửa hàng tiện ích, một số bếp ăn, nhà hàng và khu công nghiệp. Do đó, số lượng tiêu thụ chưa nhiều.

Với mô hình này, cần có DN lớn đầu tư, tuy nhiên hiện nay rất ít DN tham gia vào lĩnh vực này, do rủi ro cao (hạn chế đầu ra, thời gian thu hồi vốn lâu, nguồn gia súc, gia cầm chưa ổn định…).

Mặt khác, các cơ sở giết mổ dây chuyền công nghiệp  đòi hỏi động vật đưa vào giết mổ có kích cỡ đồng đều nhau và vận hành dây chuyền với số lượng lớn mới đảm bảo có lãi. Vì vậy, rất khó để các hộ nhỏ lẻ thuê gia công giết mổ động vật tại đây.

Đây cũng là lý do dẫn đến tình trạng một số cơ sở giết mổ tập trung hoạt động vẫn chưa hết công suất thiết kế, gây lãng phí đầu tư của DN và kéo dài thời gian thu hồi vốn.

Để đưa hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm vào khuôn khổ, theo các chuyên gia, các địa phương cần nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, ban hành ngày 14/1/2023.

Cùng với đó, cần tập trung vào cơ chế chính sách để thu hút nhà đầu tư vào cơ sở giết mổ tập trung, tăng cường nguồn ngân sách cho quản lý, đặc biệt là hệ thống thú y các cấp; tập trung chỉ đạo, giám sát 100% các cơ sở giết mổ. Cùng với đó, tổ chức triển khai xây dựng mạng lưới cơ sở giết mổ động vật tập trung theo quy địnhC, Luật Quy hoạch.

Đồng thời có lộ trình đưa các cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ vào cơ sở giết mổ tập trung có kiểm soát của chính quyền địa phương và của cơ quan thú y, có giải pháp quyết liệt để quản lý, kiểm tra việc thực hiện.

Lực lượng liên ngành, UBND các huyện, thị xã, TP… cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa, tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất về thú y, an toàn thực phẩm đối với cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ… Các lò mổ “chui” chưa có giấy phép, không đủ điều kiện vệ sinh thú y thì buộc phải dừng hoạt động.

Về phía cơ quan chuyên môn, cần tăng cường tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ thú y ở cơ sở, tiếp tục hợp tác với các tổ chức quốc tế để Việt Nam có điều kiện tốt quản lý cơ sở giết mổ, bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh.

Chưa đạt mục tiêu hỗ trợ cho cơ sở giết mổ do DN ít mặn mà

Chưa đạt mục tiêu hỗ trợ cho cơ sở giết mổ do DN ít mặn mà

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giá tiêu hôm nay 14/1/2025: giá tiêu Indonesia bất ngờ tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 14/1/2025: giá tiêu Indonesia bất ngờ tăng mạnh

15/01/2025 | 21:36

Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 14/1/2025 trong khoảng 147.000 - 147.500 đồng/kg. Indonesia trở thành nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất sang Việt Nam thay thế Brazil. Các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường nhập khẩu từ những nước trong khu vực Đông Nam Á.

Phải xử lý nghiêm

Phải xử lý nghiêm

12/01/2025 | 19:21

Kinhtedothi - Dựng rạp cưới lấn chiếm lòng đường, vỉa hè đã và đang trở thành một vấn đề nhức nhối, đặc biệt tại các thành phố lớn và những khu vực có mật độ giao thông cao.

Không thể “một sớm một chiều”

Không thể “một sớm một chiều”

09/01/2025 | 20:31

Kinhtedothi - Hầu như năm nào vào thời điểm này, trên các phương tiện truyền thông lại gióng lên hồi chuông cảnh báo về chất lượng không khí (AQI) Hà Nội. Năm nay cũng không có gì khác, khi chỉ số AQI thường xuyên ghi nhận ở mức 201 - 300, rất có hại cho sức khỏe.

Điều chỉnh càng sớm càng tốt

Điều chỉnh càng sớm càng tốt

08/01/2025 | 23:57

Kinhtedothi - Mức giảm trừ gia cảnh quá lỗi thời so với điều kiện thực tế cuộc sống được các chuyên gia, người làm công ăn lương liên tục kiến nghị trong nhiều năm nay.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ