Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phạt thôi chưa đủ!

Kinhtedothi - Câu chuyện mất cân bằng giới tính khi sinh và bài học của các quốc gia khác đã được cảnh báo từ nhiều năm nay nhưng tỷ lệ mất cân bằng này tại Việt Nam vẫn rất đáng báo động.

Theo số liệu từ Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế, tỷ số giới tính khi sinh của dân số Việt Nam năm 2023 là 112 bé trai/100 bé gái. Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam tuy xuất hiện muộn hơn một số nước, nhưng tăng nhanh và lan rộng, xảy ra ở cả thành thị và nông thôn.

Xét ở phạm vi vùng kinh tế - xã hội, vào năm 2006 chỉ mới có 3/6 vùng mất cân bằng giới tính khi sinh, đến nay, cả 6/6 vùng đều bị mất cân bằng giới tính ở cả thành thị và nông thôn. Theo tính toán, đến năm 2050, Việt Nam có 2,3 - 4,3 triệu nam thanh niên ít có cơ hội lấy được vợ trong nước, gây hệ lụy cho sự phát triển bền vững.

Đặc biệt, Việt Nam là một trong những quốc gia hiếm hoi trên thế giới có sự chênh lệch giới tính khi sinh ngay từ đứa con đầu tiên, tức là các cặp vợ chồng lựa chọn giới tính ngay ở lần sinh đầu tiên.

Nguyên nhân chính vẫn là tâm lý ưa thích con trai, tư tưởng "trọng nam, khinh nữ" đã tồn tại từ bao đời nay ở Việt Nam. Nguyên nhân thứ hai lạm dụng khoa học - công nghệ.

Có thể nói, trước áp lực của gia đình, dòng họ, nhiều phụ nữ phải tìm đủ mọi cách để đẻ được con trai. Thậm chí, nhiều người khi thai khi đã lớn, phát hiện là con gái vẫn “chối bỏ” quyền được sống của con bằng cách lạm dụng sự can thiệp của khoa học hiện đại.

Điều đó dẫn đến tình trạng thừa nam thiếu nữ, làm biến đổi chỉ số nhân khẩu học và cụ thể là tăng áp lực kết hôn sớm đối với phụ nữ, tăng nhu cầu dịch vụ tình dục, gia tăng buôn bán phụ nữ, kéo theo bạo lực tình dục đối với phụ nữ, làm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe sinh sản, đến an ninh, an toàn xã hội.

Mặc dù các chính sách, chiến lược, chương trình của Việt Nam đã đề ra 3 nhóm giải pháp can thiệp nhằm kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh như: đẩy mạnh tuyên truyền; nghiêm cấm sử dụng công nghệ trong xác định giới tính thai nhi; cải thiện vấn đề bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ, trẻ em gái, từng bước khắc phục tư tưởng "trọng nam, khinh nữ".

Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam chủ yếu triển khai ở nhóm can thiệp thứ nhất, nhưng cũng chưa được đầy đủ, sâu rộng, chưa tới được tất cả các đối tượng.

Trong khi đó, các chế tài, quy định pháp luật không được thực hiện nghiêm túc, chưa được giám sát, kiểm tra chặt chẽ. Bất kỳ ai muốn biết cũng đều có thể biết được giới tính thai nhi của con mình, bất kỳ ai muốn phá thai đều có dịch vụ đáp ứng, muốn sinh con trai hay con gái cũng được can thiệp dễ dàng.

Chính vì vậy, tại Dự án Luật Dân số đang được xây dựng, lấy ý kiến, Bộ Y tế đề nghị bổ sung quy định cấm lựa chọn giới tính thai nhi và tăng chế tài xử phạt với hành vi này.

Theo đó, cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân lạm dụng công nghệ, kỹ thuật để lựa chọn giới tính khi sinh. Tuy nhiên, chỉ phạt thôi chưa đủ, mà vấn đề là phải thay đổi nhận thức, thay đổi định kiến giới về tâm lý ưa thích con trai hơn con gái.

Đây mới là khó khăn, thách thức trong công tác dân số hiện nay, không chỉ đối với Việt Nam mà nhiều quốc gia khác trên thế giới. Chỉ khi thay đổi được nhận thức với mỗi người dân, mỗi gia đình, cộng đồng, bỏ được tư tưởng "trọng nam, khinh nữ" thì vấn đề mất cân bằng giới tính mới được giải quyết.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giá tiêu hôm nay 14/1/2025: giá tiêu Indonesia bất ngờ tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 14/1/2025: giá tiêu Indonesia bất ngờ tăng mạnh

15/01/2025 | 21:36

Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 14/1/2025 trong khoảng 147.000 - 147.500 đồng/kg. Indonesia trở thành nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất sang Việt Nam thay thế Brazil. Các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường nhập khẩu từ những nước trong khu vực Đông Nam Á.

Phải xử lý nghiêm

Phải xử lý nghiêm

12/01/2025 | 19:21

Kinhtedothi - Dựng rạp cưới lấn chiếm lòng đường, vỉa hè đã và đang trở thành một vấn đề nhức nhối, đặc biệt tại các thành phố lớn và những khu vực có mật độ giao thông cao.

Không thể “một sớm một chiều”

Không thể “một sớm một chiều”

09/01/2025 | 20:31

Kinhtedothi - Hầu như năm nào vào thời điểm này, trên các phương tiện truyền thông lại gióng lên hồi chuông cảnh báo về chất lượng không khí (AQI) Hà Nội. Năm nay cũng không có gì khác, khi chỉ số AQI thường xuyên ghi nhận ở mức 201 - 300, rất có hại cho sức khỏe.

Điều chỉnh càng sớm càng tốt

Điều chỉnh càng sớm càng tốt

08/01/2025 | 23:57

Kinhtedothi - Mức giảm trừ gia cảnh quá lỗi thời so với điều kiện thực tế cuộc sống được các chuyên gia, người làm công ăn lương liên tục kiến nghị trong nhiều năm nay.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ