Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Bình: Tín hiệu mừng từ sản xuất công nghiệp

Kinhtedothi - Trong 4 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh Quảng Bình tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ năm 2021.

Thông tin từ Sở Công Thương Quảng Bình cho biết, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 4/2022 của tỉnh này tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 15,3% so với cùng kỳ. Tính chung 4 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Cụ thể, các nhóm ngành và sản phẩm công nghiệp của tỉnh Quảng Bình tăng mạnh như công nghiệp khai khoáng, sản xuất và phân phối điện, chế biến thủy hải sản… Trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 20,3%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,1%, sản xuất và phân phối điện tăng 117,8%, cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 12,3%.

Trong 26 sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn, có nhiều sản phẩm sản xuất 4 tháng đầu năm 2022 tăng so với cùng kỳ như điện sản xuất các loại đạt 181,8 triệu kWh, tăng 549,3% (trong đó thủy điện đạt 9,5 triệu KWh, tăng 17,9%; điện mặt trời đạt 26,7 triệu KWh, tăng 31,1%, điện gió đạt 145,6 triệu KWh); áo quần các loại tăng 98,3%; dăm gỗ tăng 69,5%; ván ép từ gỗ đạt 54.387m3, tăng 60,9%; thủy hải sản chế biến các loại đạt 6.642 tấn, tăng 53,1%; cao su chế biến đạt 193 tấn, tăng 50,3%; gỗ xẻ đạt 3.566 m3, tăng 43,2%; quặng titan đạt 31.904 tấn, tăng 32,9%…

Bên cạnh mức tăng trưởng ấn tượng, vẫn có một số sản phẩm có chỉ số giảm so với cùng kỳ như: Tinh bột sắn giảm 73,7%, gạch xây dựng bằng đất nung giảm 35,2%, bia đóng chai giảm 28,9%, nước khoáng có ga giảm 25,6%, xi măng giảm 20,3%, clinker giảm 14,4%…

Hiện nay, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã từng bước được kiểm soát, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang phục hồi và tiếp tục duy trì mức tăng trưởng. Tuy nhiên, một bộ phận doanh nghiệp vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân là chi phí sản xuất tiếp tục tăng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh không có lãi, nhiều doanh nghiệp thiếu vốn sản xuất và khó tiếp cận vốn vay thương mại…

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ