Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Nam: Hàng trăm doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh để nghe ngóng tình hình dịch bệnh

Kinhtedothi - UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, trong quý I/2021, tỉnh có 377 DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 36,4%. Xu hướng của DN trong giai đoạn hiện nay là tâm lý nghe ngóng, chờ đợi, tạm ngừng hoạt động để xem xét tình hình của dịch bệnh.

Thu ngân sách đạt khá
Chiều 5/4, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo về tình hình kinh tế - xã hội quý I/2021 trên địa bàn. Báo cáo của UBND tỉnh cho biết, chỉ số sản xuất công nghiệp quý I tăng 15,9% so với cùng kỳ; trong đó tăng chủ yếu ở 3 nhóm ngành lớn là công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,3%, sản xuất và phân phối điện tăng 143%, cung cấp nước, xử lý rác thải tăng 8%; riêng ngành khai khoáng giảm 24%.
Một góc TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. 
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I hơn 12,6 nghìn tỷ đồng, giảm 2,1% so với cùng kỳ. Trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa khoảng 9,2 nghìn đồng, tăng 3,5%; doanh thu dịch vụ lưu trú giảm 81%; doanh thu du lịch lữ hành giảm 88%.
Tổng lượt khách lưu trú tháng 3 gần 77 nghìn lượt, tăng 27,3% so với tháng trước nhưng giảm 32,4% so với cùng kỳ; trong đó, khách tham quan do các đơn vị lữ hành phục vụ hơn 2.241 lượt, tăng hơn 17 lần so với tháng trước nhưng giảm 43% so với cùng kỳ.
Tính chung 3 tháng đầu năm, tổng lượt khách lưu trú trên địa bàn tỉnh giảm 71% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế giảm 98%, khách trong nước giảm 63%; tổng lượt khách tham quan do các đơn vị lữ hành phục vụ giảm 79%.
Doanh thu dịch vụ tháng 3 gần 428 tỷ đồng, tăng 3,9% so với tháng trước và tăng 7,2% so với tháng cùng kỳ. Cộng dồn 3 tháng đầu năm, doanh thu dịch vụ hơn 1,2 nghìn tỷ đồng, giảm 16,6% so với cùng kỳ, trong đó giảm sâu ở dịch vụ bất động sản, giảm 39% và nghệ thuật vui chơi giải trí giảm 22,4%.
Đáng chú ý, thu ngân sách đạt khá. Cụ thể, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 3 tháng đầu năm 7.317 tỷ đồng, bằng 38% dự toán và tăng 38% so với cùng kỳ; trong đó, thu nội địa 6.060 tỷ đồng, bằng 38% dự toán năm và tăng 49%.
“Thu ngân sách tăng cao chủ yếu do tăng thu ngành ô tô và thủy điện. Tập đoàn ô tô Trường Hải 3 tháng tổng thu gần 3.500 tỷ đồng, đạt 43% dự toán và tăng gấp đôi so với cùng kỳ. Thủy điện ước khoảng 250 tỷ đồng, tăng 4 lần so cùng kỳ. Thu xuất nhập khẩu 1.229 tỷ đồng, bằng 37% dự toán”, UBND tỉnh Quảng Nam cho biết thêm.
Bên cạnh đó, tổng chi ngân sách địa phương 5.019 tỷ đồng, bằng 25% dự toán năm; trong đó, chi thường xuyên hơn 2.237 tỷ đồng, chi đầu tư phát triển 2.781 tỷ đồng.
DN tạm ngừng kinh doanh tăng mạnh
Về tình hình phát triển DN, UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: Trong quý I, có 283 DN thành lập mới, giảm 6,3% so với cùng kỳ nhưng vốn điều lệ đăng ký tăng 70,5%.
Đáng chú ý, có 434 DN rút lui khỏi thị trường; trong đó, 377 DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 36,4%; 79 DN chờ giải thể, tăng 33%; 57 DN hoàn tất thủ tục giải thể, giảm hơn 57%.
“Như vậy, số DN tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn tăng mạnh và giảm về số DN giải thể. Qua đó thể hiện rõ xu hướng của DN trong giai đoạn hiện nay, đó là tâm lý nghe ngóng, chờ đợi, tạm ngừng hoạt động để xem xét tình hình tiến triển của dịch bệnh, rồi quyết định tiếp tục kinh doanh hay đóng cửa, chưa đóng cửa hoàn toàn ở thời điểm này”, UBND tỉnh Quảng Nam nhận định.
Đặc biệt, qua 3 tháng đầu năm, Quảng Nam đã xử lý cảnh báo và vi phạm thuộc trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của 445 DN không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký. Đây là những DN không còn kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký, những DN này có thể đang hoạt động, đã chuyển địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan nhà nước hoặc đã ngừng hoạt động nhưng không đăng ký.
UBND tỉnh Quảng Nam cho biết thêm, trong quý I đã cấp mới 3 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư gần 2,7 triệu USD, giảm 2 dự án và giảm 86,6% tổng vốn đầu tư so với cùng kỳ năm 2020. Ngoài ra, cấp phép 5 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký gần 425 tỷ đồng, giảm 10 dự án và 70% vốn đăng ký so cùng kỳ. Như vậy, do ảnh hưởng của dịch bệnh, số lượng DN và cấp phép đầu tư giảm đáng kể so với cùng kỳ.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ