Sự kiện tuần qua: Phát hiện 2 hacker tấn công website các cảng hàng không
Kinhtedothi - Bộ Công an phát hiện 2 hacker là học sinh lớp 9 tấn công website các cảng hàng không Việt Nam; Hà Nội ra quân lập lại trật tự đô thị, đòi lại vỉa hè cho người đi bộ; Đà Nẵng cần nghiên cứu kỹ lưỡng dự án hầm sông Hàn... là những sự kiện được dư luận quan tâm tuần qua.
Thanh tra Bộ Xây dựng phát hiện hàng loạt sai phạm tại Vicem và công ty con. |
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đánh giá cao những đóng góp của đồng chí Nguyễn Quốc Khánh cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và cho ngành dầu khí trong những năm qua, chúc đồng chí Nguyễn Quốc Khánh tiếp tục đóng góp cho Đảng và Nhà nước trên cương vị công tác mới.
Ông Nguyễn Quốc Khánh |
Cùng ngày, Văn phòng Chính phủ cũng đã có Văn bản số 2095/ VPCP-TCCB thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc giao đồng chí Nguyễn Vũ Trường Sơn, Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc PVN tạm thời kiêm thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN cho tới khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định bổ nhiệm nhân sự mới.
Đà Nẵng cần nghiên cứu kỹ lưỡng dự án hầm sông Hàn
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu TP Đà Nẵng nghiên cứu kỹ lưỡng, toàn diện về việc đầu tư công trình hầm qua sông Hàn và phải tạo sự đồng tình của Nhân dân.
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo số 129/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ bàn về Dự án hầm qua sông Hàn tại Đà Nẵng.
Thông báo kết luận nêu rõ: TP Đà Nẵng là một trong những địa phương phát triển nhanh, khá toàn diện về mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội; trong tương lai phấn đấu trở thành TP thông minh, cạnh tranh được với các thành phố lớn của khu vực và thế giới. Tuy nhiên, TP Đà Nẵng hiện phải làm rất nhiều việc như đầu tư phát triển khu vực phía tây TP, giải quyết các công việc cấp thiết (xây dựng bãi đỗ xe, xử lý rác thải, nước thải, bảo đảm an sinh xã hội...) hơn là đầu tư xây dựng công trình hầm dự kiến hàng ngàn tỷ đồng, trong khi ùn tắc giao thông có thể được giải quyết bằng nhiều giải pháp khác và nguồn lực của TP còn hạn chế. Đồng thời, TP cần tham khảo kinh nghiệm từ bài học của dự án xây dựng hầm Thủ Thiêm ở TP.HCM. Do đó, TP cần nghiên cứu kỹ lưỡng, toàn diện về việc đầu tư công trình hầm qua sông Hàn và phải tạo sự đồng tình của Nhân dân. Hiện nay, Dự án hầm qua sông Hàn chưa có trong Quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ). Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND TP Đà Nẵng làm việc, thống nhất với Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan làm rõ sự cần thiết của việc đầu tư xây dựng công trình hầm qua sông Hàn tại Đà Nẵng. Trường hợp cần thiết phải đầu tư thì nghiên cứu đề xuất điều chỉnh Quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo đúng quy định. Kết luận nêu rõ: Việc triển khai các thủ tục đầu tư dự án chỉ thực hiện sau khi Quy hoạch chung TP Đà Nẵng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh.Hà Nội: Bắt nhịp ngay trong ngày thứ 7 đầu tiên đi làm theo quy định mới
Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của lãnh đạo UBND TP Hà Nội, hướng đến sự phục vụ tốt nhất cho người dân và DN, bắt đầu từ sáng thứ 7, ngày 11/3, nhiều sở, ngành, quận huyện đã tăng cường nhân lực trực giải quyết thủ tục hành chính.
Cán bộ Một cửa UBND phường Lê Đại Hành làm việc sáng thứ Bảy, 11/3. Ảnh: Linh Nguyễn |
Ghi nhận tại một số cơ quan như: Sở GTVT, Sở TN&MT Hà Nội, UBND quận Ba Đình trong sáng 11/3 cho thấy, không chỉ bộ phận một cửa mà các phòng ban chuyên môn và lãnh đạo cơ quan đều đã làm việc nghiêm túc như ngày bình thường.
Chánh văn phòng UBND quận Ba Đình Bùi Thanh Bình cho biết: “Quận đã yêu cầu các Trưởng phòng: Tư pháp, Quản lý đô thị, Hành chính... tuân thủ nghiêm túc lịch trực. Ngày hôm nay Chủ tịch UBND quận Đỗ Viết Bình cũng trực cùng với anh em để kịp thời giải quyết thủ tục và những vướng mắc nếu có cho người dân”.Tương tự, Trưởng phòng Tổ chức hành chính, Sở GTVT Hà Nội Trần Nhật Quang cũng cho hay, 4 Trưởng phòng và bộ phận gồm: Quản lý vận tải, Kết cấu hạ tầng giao thông, Quản lý phương tiện & người lái, Một cửa đều đến làm việc tại cơ quan như ngày bình thường.
“Trên thực tế, việc trực giải quyết thủ tục hành chính vào ngày thứ 7 đã được Sở duy trì thực hiện từ lâu. Sau chỉ đạo của lãnh đạo UBND TP Hà Nội, lãnh đạo Sở và các phòng ban chuyên môn lại càng nâng cao tinh thần làm việc, hướng tới sự phục vụ tốt nhất cho người dân, DN”, ông Trần Nhật Quang cho biết thêm.Trước đó, chiều 24/2/2017, tập thể UBND TP Hà Nội thông qua Quyết định về việc tổ chức làm việc vào buổi sáng thứ 7 hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, mục đích của việc làm sáng thứ 7 là để giải quyết thủ tục hành chính cho người dân. Sáng thứ 7 là ngày nghỉ nên đây là thời điểm thuận lợi để người dân và doanh nghiệp đi làm thủ tục hành chính. Chủ tịch nhấn mạnh: “Thành phố là lấy người dân và doanh nghiệp là đối tượng phục vụ”.
Chủ tịch UBND TP giao Sở Nội vụ Hà Nội nghiên cứu để có quy định một cách rõ ràng, minh bạch về lương, chế độ đối với cán bộ, công chức làm việc sáng thứ 7 bảo đảm đúng quy định và khuyến khích cán bộ. Đồng thời, các đơn vị cần phải công khai lịch làm việc sáng thứ 7 một cách cụ thể để người dân biết và đến làm việc.