Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tăng lương công chức, viên chức: Không thể chờ thêm!

Kinhtedothi - Nhằm chia sẻ khó khăn với người dân do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang (CBCCVC, LLVT) đã bị trì hoãn mấy năm qua.

Nhưng thời điểm này khi dịch bệnh đã lùi dần, nhiều ý kiến cho rằng, rất cần tăng lương để thúc đẩy tăng tổng cầu, thúc đẩy nền kinh tế. Chưa kể vừa qua, lạm phát tăng cao, nhiều nhân lực nhất là ngành giáo dục, y tế nghỉ việc do thu nhập không đủ sống.

Không thể nợ mãi

Tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 vừa qua, PGS.TS Vũ Sỹ Cường (Học viện Tài chính) đề nghị, năm 2023 - 2024 xem xét ngay việc tăng lương cho CBCCVC để tạo ra sự kích thích mới, bởi hiệu quả cao sẽ được tạo ra ngay từ việc tăng lương - chính sách được cho là đơn giản, dễ thực hiện và trực tiếp.

Công chức bộ phận một cửa của UBND huyện Thanh Trì tiếp nhận giải quyết hồ sơ hành chính cho người dân.

Ước tính tổng thu NSNN 8 tháng năm nay đạt tới 1,2 triệu tỷ đồng, bằng 85,6% dự toán năm và tăng 19,4% so cùng kỳ năm trước. Như vậy, dù còn 4 tháng nữa mới hết năm nhưng số thu ngân sách đã đạt khả quan so với kế hoạch cả năm, có nghĩa không phải chúng ta không có khả năng trả món nợ tiền lương đã nợ suốt 3 năm qua.

Đề xuất này nhận được đồng tình của đông đảo chuyên gia, nhà quản lý và nhất là cán bộ cơ sở. Khi mặt bằng giá mới đã được hình thành sau các biến động liên tục của giá xăng, dầu, lạm phát cộng dồn 3 năm qua đã khiến giá trị đồng tiền hao hụt lớn, trong khi lương CBCCVC đáng lẽ được tăng từ tháng 7/2020 theo lộ trình, nhưng vì những khó khăn do đại dịch nên phải “tạm dừng”, dừng qua năm 2021 và sang cả năm nay. Các ý kiến đều nhận định, đó là sự hy sinh của những người hưởng lương và cũng là “món nợ” và không có lý do gì để kéo dài thêm nữa.

Trưởng Phòng Nội vụ UBND quận Long Biên Nguyễn Thị Thu Hằng cho rằng, tăng lương ngay trong năm tới sẽ là một động lực giúp duy trì, thu hút lực lượng lao động khối cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL), vì đang có tình trạng nhiều CBCCVC xin thôi việc, ra ngoài làm.

Với mặt bằng chung ở các đô thị lớn như Hà Nội, nhiều CCVC hiện có thu nhập đúng là thấp; nếu vẫn trì hoãn tăng lương sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý chung của đội ngũ này. Thực tế làm việc trong hệ thống cơ quan Nhà nước và đơn vị SNCL chịu rất nhiều áp lực về khối lượng công việc và cả chế độ đãi ngộ…

Ngay tại Phòng Nội vụ quận Long Biên, CBCC hằng ngày làm việc không bao giờ chỉ trong 8 tiếng mà thường xuyên phải làm thêm giờ… có ít thời gian nghỉ ngơi để tái tạo sức lao động chứ chưa nói đến đãi ngộ bằng tăng thu nhập. Dù ở quận, phúc lợi xã hội từ tiết kiệm chi được thực hiện rất tốt, nhưng vẫn không ít CBCC không còn thấy gắn bó hay có sức hút từ công việc, nhiều phòng ban chuyên môn vẫn thiếu CBCC nhưng rất khó tìm được người làm việc.

“Dù trước mắt tăng lương chỉ chút ít, chưa tương xứng với tốc độ trượt giá, nhưng sẽ là động viên rất kịp thời, giải pháp thúc đẩy rất lớn để tạo yên tâm, cống hiến của đội ngũ CBCCVC. Sau đó, cần có lộ trình tăng lương tiếp theo mới tạo được niềm tin của người lao động” - bà Nguyễn Thị Thu Hằng thẳng thắn bày tỏ.

Từ thực tế địa phương, Chủ tịch UBND phường Phố Huế (quận Hai Bà Trưng) Phan Bá Tường cũng chia sẻ, hiện khối lượng công việc ngày càng lớn từ khi phường chuyển mô hình quản lý sang chính quyền đô thị, trong khi thu nhập thấp không đủ trang trải cuộc sống khiến khối hành chính sự nghiệp có nhiều CBCCVC xin thôi việc để ra ngoài làm.

Đã có trường hợp CBCC phường xin chuyển công tác để có mức thu nhập khá hơn, đảm bảo chi tiêu. Tại phường, áp lực công việc rất lớn ở tất cả các mảng, nhưng số CBCC giảm đi, mà không có thu nhập tăng thêm.

“Nguyện vọng của CBCC cơ sở là bên cạnh cấp bách tăng lương theo lộ trình sau mấy năm bị trì hoãn, rất cần có thu nhập tăng thêm, tăng phụ cấp so với trước, nhất là cho lãnh đạo UBND phường là người đứng đầu thực hiện chính quyền đô thị phải chịu trách nhiệm ngày càng cao (hệ số phụ cấp cho Chủ tịch UBND phường hiện chỉ được 0,25 không phù hợp).

Cần quan tâm lực lượng lao động làm việc trực tiếp, đặc biệt từ khi thực hiện chính quyền đô thị, công chức phường đã trực thuộc quận rồi, nên được hưởng cơ chế chính sách giống như công chức cấp quận, mới cải thiện đời sống” - ông Phan Bá Tường cho hay.

Kích thích chất lượng nguồn lực

Nguyên ĐB Quốc hội Bùi Thị An cho rằng, hơn 2 năm qua phải gồng mình chống dịch Covid-19, từ CBCC tới mọi người dân đã chia sẻ khó khăn với Nhà nước, nên việc trì hoãn tăng lương là hợp lý, nhưng hiện đã trở lại trạng thái bình thường mới, dù lạm phát được kiềm chế nhưng giá cả vẫn leo thang, đời sống CBCCVC rất khó khăn.

Nếu thu nhập không đủ đảm bảo đời sống ở mức tối thiểu, sẽ khiến họ phân tâm, không tập trung được vào công việc. Do đó, việc nghiên cứu tăng lương cho CBCCVC ngay từ đầu năm sau là đòi hỏi rất gấp rút, nhằm nâng cao điều kiện làm việc, kích thích chất lượng nguồn lực, giúp CBCCVC yên tâm làm việc với năng suất cao hơn.

Cũng theo bà Bùi Thị An, việc tăng lương cần có lộ trình, cam kết rõ ràng, vì là nhân tố vô cùng quan trọng để tái sản xuất sức lao động, tăng năng suất. Nếu Nhà nước chưa có điều kiện thì dù trước mắt tăng lương ít nhưng sẽ là nguồn động viên vô cùng lớn để người lao động thấy công sức mình bỏ ra được ghi nhận.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cũng xác nhận thực tế là thu nhập của CCVC khu vực công còn thấp, cộng thêm việc phân phối cứng nhắc, cào bằng chính là 1 trong 5 nguyên nhân dẫn đến chuyển dịch nhân lực từ khu vực công sang khu vực tư.

Là thành viên Ban Chỉ đạo T.Ư cải cách tiền lương, BHXH và ưu đãi người có công, ông bày tỏ mong muốn lương CCVC, LLVT sẽ được tăng ngay vào đầu hoặc cùng lắm là giữa năm 2023.

“Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, việc chuyển dịch lao động từ khu vực công sang tư hoặc ngược lại là việc bình thường, nhưng chuyển dịch nhiều với tỷ lệ đáng kể sẽ dẫn đến thiếu hụt nguồn nhân lực ở một số ngành, lĩnh vực khu vực công như thời gian qua. Do đó, cần đánh giá kỹ để sớm có giải pháp khắc phục. Mỗi CC, VC chuyển từ khu vực công sang khu vực tư đều có lý do riêng, trong đó có vấn đề thu nhập” - ông Ngọ Duy Hiểu nêu ý kiến.

 

TS Nguyễn Hữu Dũng – nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ LĐTB&XH: Tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức không thấp hơn lương tối thiểu vùng

Hiện nay, phân hóa tiền lương và mức sống của người hưởng lương giữa khu vực công và khu vực thị trường rất lớn nên dẫn đến hậu quả rất nguy hại là: Để bù đắp tiền lương, người hưởng lương khu vực công sẽ không chuyên tâm trong công việc, nảy sinh tiêu cực, bỏ bê công việc, thậm chí tham nhũng quyền lực rất lớn. Hoặc một bộ phận không nhỏ có xu hướng bỏ khu vực công sang khu vực thị trường, nhất là người có trình độ cao, người tài; đồng thời không thu hút được đối tượng này vào khu vực công.

Năm 2023, dịch bệnh Covid-19 chưa thể chấm dứt, nền kinh tế phục hồi nhưng còn rất khó khăn. Bởi vậy, việc cải cách tiền lương theo lộ trình mà Nghị quyết số 27-NQ/TW xác định cũng không dễ dàng; do đó điều chỉnh bước đi để bảo đảm tính khả thi. Trước mắt cần thực hiện ngay việc bảo đảm tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức không thấp hơn mức lương bình quân thấp nhất (tối thiểu) của 4 vùng khu vực DN. Đồng thời, thực hiện giảm biên chế khu vực công theo quy định và chuyển mạnh những đơn vi sự nghiêp cung cấp dịch vụ công sang thực hiện tự chủ về tiền lương…

Trần Oanh (ghi)

Tăng lương tối thiểu từ 1/7/2022: Người lao động vừa mừng, vừa lo

Tăng lương tối thiểu từ 1/7/2022: Người lao động vừa mừng, vừa lo

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trường nghề hợp tác với doanh nghiệp, học sinh đi thực tập có lương

Trường nghề hợp tác với doanh nghiệp, học sinh đi thực tập có lương

12/01/2025 | 15:33

Kinhtedothi – Thực hiện Luật Thủ đô 2024, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các trường nghề thực hiện giải pháp thu hút chuyên gia giỏi chuyên môn, có năng lực quản trị; thay đổi phương thức đào tạo nghề, hợp tác sâu hơn với DN; quan tâm đến nhu cầu thị trường lao động...

Đề xuất mới về cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Đề xuất mới về cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

12/01/2025 | 01:09

Kinhtedothi – Mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm đối với nam và cao hơn 30 năm đối với nữ trước thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ