Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thông điệp gửi đến mỗi gia đình

Kinhtedothi - Thông điệp “Gia đình bình an - xã hội hạnh phúc” trong dịp kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam năm 2022 như là cách nhắc nhở mỗi người dân hướng về những giá trị gia đình - giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa của cha ông ta...

Gia đình là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng, giáo dục con người. Ảnh: Việt Dũng  

Gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Trong mỗi gia đình, yếu tố tạo nên sự bền vững đó chính là sự gắn kết về huyết thống, tình cảm, trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình. Sự gắn kết ấy bền chặt bao nhiêu thì ắt sẽ tạo nên tình yêu thương, sự đồng cảm, thấu hiểu giữa các thành viên bấy nhiêu. Tuy nhiên ngày nay, do tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, tích cực và tiêu cực đã và đang khiến cho sự gắn kết gia đình trở nên lỏng lẻo, đặc biệt nhiều vụ việc bạo lực gia đình đã xảy ra.

Ngày 26/4/2022, Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh xử phạt Nguyễn Ngọc Đức (40 tuổi, trú tại huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh) 8 năm tù giam về tội “Giết người”. Nguyên nhân của vụ việc xuất phát từ những bạo lực dai dẳng mà Đức gây ra cho vợ và con. Gần đây nhất, dư luận liên tục rúng động trước thông tin bé gái Đ.N.A. (3 tuổi, trú tại xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất) bị người tình của mẹ hành hạ bằng các thủ đoạn như cho uống thuốc trừ sâu, bắt nuốt đinh ốc vít, đánh gãy tay, đóng 10 cái đinh vào đầu dẫn đến tử vong. Khi nỗi đau chưa kịp lắng xuống thì lại xảy ra những vụ bố, mẹ đẻ ném con xuống sông…

Theo điều tra xã hội học của Trung tâm Điều tra dư luận xã hội (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), 100 hộ thì có 30 hộ cho biết trong gia đình họ có xảy ra bạo lực, trung bình mỗi năm xảy ra 36.534 vụ bạo lực gia đình, nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Từ những vụ án đau thương đó, đặt ra một vấn đề xã hội hệ trọng là phải làm sao để khôi phục truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam, đó là xây dựng gia phong, gia đạo, nề nếp, ông bà cha mẹ nêu gương, con cháu thảo hiền, vợ chồng hòa thuận.

Hai năm qua, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khiến nhiều gia đình chịu thiệt hại về kinh tế, gia tăng mâu thuẫn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Áp lực kinh tế đè nặng lên tâm lý người vợ, người chồng… khiến các vụ việc bạo lực tăng lên. Song, mặt nào đó dịch bệnh cũng đã tạo nên những khoảng lặng để mỗi cá nhân ngẫm lại cách sống của mình.

Không ít người đã lên tiếng và chợt nhớ ra những giá trị trân quý của gia đình, đó là sức khỏe, sự bình an và hạnh phúc của mỗi thành viên. Bởi, không ít gia đình đã phải chịu cảnh chia xa trong một thời gian dài do có bố, mẹ, con tham gia vào công tác phòng, chống dịch bệnh.

Nhiều người vợ, người mẹ sẵn sàng tạm gác niềm vui, hạnh phúc, tình mẫu tử để đi vào tâm dịch, làm nhiệm vụ nơi tuyến đầu chống dịch. Cùng với đó, xuất hiện nhiều hình ảnh đẹp về sự chia sẻ, hỗ trợ cộng đồng trong dịch bệnh, cùng nhau nỗ lực, vượt qua khó khăn với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, quyết tâm chiến đấu và chiến thắng đại dịch.

Gửi thông điệp “Gia đình bình an - xã hội hạnh phúc” cũng là cách tạo hiệu ứng tích cực nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và gia đình, cộng đồng trong phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời hành vi bạo lực gia đình. Đồng thời thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa ứng xử trong gia đình, cộng đồng, kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.

Gợi ý lời chúc ngày Gia đình Việt Nam ý nghĩa

Gợi ý lời chúc ngày Gia đình Việt Nam ý nghĩa

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nghệ nhân sơn mài Hà Nội chào Xuân với 45 bức tượng rắn độc đáo

Nghệ nhân sơn mài Hà Nội chào Xuân với 45 bức tượng rắn độc đáo

17/01/2025 | 21:55

Hơn 20 năm không ngừng sáng tạo và đổi mới, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã thổi một làn gió mới vào nghệ thuật sơn mài truyền thống, góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của làng nghề Thủ đô. Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã tạo ra 45 bức tượng rắn độc đáo với nhiều hình thái khác nhau.

Sôi động với trải nghiệm “Tết truyền thống” tại Hà Nội

Sôi động với trải nghiệm “Tết truyền thống” tại Hà Nội

16/01/2025 | 17:39

Kinhtedothi - Từ ngày 18/1, tại nhiều điểm di sản, giao lưu văn hóa như phố cổ Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Làng cổ Đường Lâm diễn ra các chương trình trải nghiệm “Tết truyền thống” với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn.

Phát huy sức mạnh âm nhạc trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Phát huy sức mạnh âm nhạc trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

29/12/2024 | 09:54

Kinhtedothi - Âm nhạc luôn gắn liền với đời sống và tâm hồn người dân Thủ đô, góp phần tạo nên văn hóa đặc sắc của Hà Nội. Để xây dựng chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh, cần bảo tồn, phát huy giá trị âm nhạc truyền thống, đồng thời khuyến khích những sáng tạo mới.

Hơn 50.000 hộ dân quận Ba Đình được công nhận "Gia đình văn hóa"

Hơn 50.000 hộ dân quận Ba Đình được công nhận "Gia đình văn hóa"

27/12/2024 | 11:58

Kinhtedothi - Sáng 27/12, UBND quận Ba Đình tổ chức tổng kết thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2025.

Câu chuyện ý thức: Góc phố sạch

Câu chuyện ý thức: Góc phố sạch

23/12/2024 | 21:31

Kinhtedothi - Trong nhịp sống hối hả của thời đại, việc giữ gìn sự sạch sẽ và văn minh nơi công cộng không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà còn là thước đo văn hóa của cả cộng đồng. Thế nhưng, xả rác bừa bãi tưởng chừng như nhỏ nhặt lại đang trở thành một vấn đề nhức nhối.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ