Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tiếp tục kế hoạch đưa học sinh tới trường

Kinhtedothi - Ngành GD&ĐT sẽ tiếp tục có kế hoạch toàn diện để tổ chức cho học sinh các khối còn lại đi học. Thời gian tới, ngành sẽ đề xuất lãnh đạo TP Hà Nội tạo điều kiện để học sinh học bán trú nếu đủ điều kiện an toàn....

Xung quanh công tác tổ chức cho học sinh đi học trực tiếp, Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Thế Cương đã có một số trao đổi bên lề với báo Kinh tế & Đô thị, trong đó có đề cập đến thời gian cho học sinh tiểu học, lớp 6 của 12 quận đến trường và việc tổ chức ăn bán trú cho học sinh.

Thưa ông, vì sao từ ngày 10/2, Hà Nội chỉ tổ chức cho học sinh lớp 1 đến lớp 6 vùng ngoại thành đi học? Lộ trình tiếp theo của ngành Giáo dục Hà Nội là gì?

- Sở GD&ĐT Hà Nội gọi đợt tổ chức đến trường lần này là đợt 1 của đối tượng từ lớp 1 đến lớp 6 bởi từ ngày 10/2, Hà Nội mới chỉ cho học sinh ở vùng 1, 2 thuộc 18 huyện ngoại thành đến trường. Lý do bởi qua khảo sát cho thấy, học sinh cấp học này ở 12 quận thường cư trú ở nhiều địa bàn khác nhau còn tại 18 huyện, thị xã thì chủ yếu học sinh ở địa bàn nào sẽ học ở trường thuộc địa bàn đó. Như vậy, việc tổ chức cho học sinh tiểu học, lớp 6 ngoại thành đi học trước sẽ đảm bảo an toàn.

Sau khi cho đối tượng học sinh tiểu học, lớp 6 tại 18 huyện, thị xã đi học trực tiếp, Sở GD&ĐT sẽ có đánh giá sơ bộ kết quả; nếu đảm bảo an toàn thì Sở sẽ đề xuất TP cho đối tượng học sinh này ở các quận nội thành được đến trường từ ngày 21/2.

Trong buổi đầu tiên học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 trở lại trường, ông đánh giá như thế nào về công tác tổ chức dạy và học trực tiếp của các nhà trường?

- Qua kiểm tra một số trường THCS, THPT trên địa bàn quận Ba Đình và Tây Hồ, tôi nhận thấy học sinh, thầy cô đều rất vui và phấn khởi khi được đến trường sau thời gian dài học trực tuyến. Cả hệ thống chính trị của TP từ Thành ủy, HĐND, UBND đến các quận, huyện, thị xã, đặc biệt của ban giám hiệu các nhà trường cùng phụ huynh học sinh đã chuẩn bị chu đáo mọi kịch bản, phương án, điều kiện để học sinh trở lại trường học tập an toàn.

Với kết quả và tinh thần này, ngành GD&ĐT sẽ tiếp tục có kế hoạch toàn diện để tổ chức cho học sinh các khối còn lại đi học. Thời gian tới, ngành sẽ đề xuất lãnh đạo TP tạo điều kiện để học sinh học bán trú nếu đủ điều kiện an toàn.

Giáo viên đo thân nhiệt, hướng dẫn học sinh vào lớp tại trường Tiểu học Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, sáng 10/2. Ảnh: Lại Tấn

Với học sinh lớp 9 và lớp 12 sắp đối diện với kỳ thi vào lớp 10 và kỳ thi tốt nghiệp THPT, ngành GD&ĐT có kế hoạch như thế nào để ôn tập và bù đắp kiến thức cho các em?

- Đây là vấn đề ngành GD&ĐT rất quan tâm bởi suốt thời gian qua, các em không được đến trường mà phải học trực tuyến nên một số kiến thức ít nhiều bị thiếu hụt và có lỗ hổng.

Ngành đã chỉ đạo các trường lập kế hoạch giảng dạy; trong đó tập trung vào các nội dung cốt lõi, giảm chương trình không cần thiết để giúp các em có kiến thức tốt để tự tin trong các kỳ thi sắp tới.

Trân trọng cảm ơn ông!

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chú trọng chất lượng tăng trưởng

Chú trọng chất lượng tăng trưởng

05/01/2025 | 08:21

Kinhtedothi - Tăng trưởng GDP năm 2024 có thể đạt 7%, song mục tiêu của năm 2025 không hề dễ dàng... Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh (nguyên Phó Viện trưởng CIEM) Võ Trí Thành chia sẻ quan điểm với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị.

"Cuộc chơi” bước vào chu kỳ mới,  minh bạch hơn

"Cuộc chơi” bước vào chu kỳ mới, minh bạch hơn

27/12/2024 | 10:13

Kinhtedothi - Những thay đổi trong hành lang pháp lý sẽ giúp thị trường BĐS 2025 minh bạch hơn, đem lại nhiều cơ hội hơn cho cả nhà đầu tư và DN… Tuy nhiên, để đưa luật mới về BĐS vào thực tiễn cuộc sống cần thời gian, sự nỗ lực rất lớn của các cấp, ngành chức năng.

Chống lãng phí để gia tăng mạnh mẽ nguồn lực

Chống lãng phí để gia tăng mạnh mẽ nguồn lực

13/12/2024 | 10:36

Kinhtedothi -“Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc là thời điểm cần gia tăng mạnh mẽ nguồn lực, thúc đẩy sự phát triển bứt phá, bởi thế, chống lãng phí càng phải được quyết liệt hơn nữa” - PGS.TS Lê Văn Cương nhấn mạnh trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ