Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tìm giải pháp chống ngập đô thị trung tâm Quảng Ngãi

Kinhtedothi - Quy hoạch đô thị còn nhiều bất cập, hạ tầng chưa đồng bộ được cho là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng ngập úng cục bộ xảy ra ở nhiều khu vực, nhất là khu vực phía Nam TP Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi).

Mưa lớn, phố cũng như sông

Trận ngập lịch sử ở TP Quảng Ngãi cuối năm 2021 và gần đây nhất là ngập do đợt mưa lớn vào cuối tháng 3, đầu tháng 4/2022 đã lộ rõ những bất cập trong quy hoạch của TP Quảng Ngãi.

Đợt mưa lớn vào tháng 10/2021 khiến nhiều tuyến phố ở TP Quảng Ngãi ngập nặng.

“Trước kia, hiếm khi nhìn thấy cảnh ngập nước nhưng khoảng 2 năm nay, mưa lớn là ngập. Mới cuối tháng 3 vừa rồi có mưa lớn, khắp nơi cũng lênh láng nước”, chị Nguyễn Thị Hương (phường Trần Hưng Đạo, TP Quảng Ngãi) cho hay.

Theo Sở Xây dựng Quảng Ngãi, theo quy hoạch thoát nước, trung tâm TP Quảng Ngãi có 5 lưu vực chính, trong đó, lưu vực 2 phía Nam đường Hùng Vương chiếm phần lớn. Riêng đợt mưa lũ lịch sử tháng 10/2021, lưu vực 2 thoát nước ra sông Bàu Giang, lưu lượng 250m3/s, sông Bàu Giang không tải nổi, tràn vào TP qua đường Trường Chinh.

Mực mước thoát ra thấp hơn mực nước sông nên làm kéo dài thời gian ngập úng, gây áp lực tiêu cực lên toàn hệ thống thoát nước, cộng với mưa lớn không ngớt đã gây ngập trên diện rộng.

Một nguyên nhân khác dẫn đến ngập nặng ở TP Quảng Ngãi là do hạ tầng thoát nước hiện có chưa đồng bộ, tính kết nối chưa cao. Hạ tầng thoát nước đô thị được đầu tư từ năm 2000 trở về trước, chưa lường hết khả năng thiên tai, biến đổi khí hậu, đầu tư không đồng bộ nên không phù hợp với diễn biến của thời tiết hiện nay.

Về nguyên nhân chủ quan, theo Sở Xây dựng Quảng Ngãi, ở đây còn có trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc nạo vét các tuyến thoát nước hiện hữu trong khu vực nội thành. Một số tuyến kết nối với hồ điều hòa Nghĩa Chánh và Bàu Cả chưa được nạo vét, khơi thông, ảnh hưởng thoát nước nội thành TP Quảng Ngãi.

Lãnh đạo UBND TP Quảng Ngãi thừa nhận, vấn đề phát triển đô thị TP Quảng Ngãi đang gặp những bất cập, thách thức, trong đó có tình trạng ngập úng cục bộ còn xảy ra ở nhiều khu vực, nhất là khu vực phía Nam.

Đại biểu Huỳnh Văn Tố - Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi chất vấn về vấn đề ngập và thoát nước ở TP Quảng Ngãi.

Thời gian qua, vấn đề ngập và thoát nước ở TP Quảng Ngãi được dư luận rất quan tâm. Đặc biệt, tại kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026, đây cũng là một trong những nội dung nóng được đại biểu chất vấn.

Tìm giải pháp chống ngập

Ông Hà Hoàng Việt Phương - Chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi cho biết, hiện nay đang triển khai thực hiện lập quy hoạch điều chỉnh đồ án quy hoạch phân khu trung tâm TP Quảng Ngãi tỷ lệ 1/2000.

Một góc TP Quảng Ngãi (ảnh T.T)

“Trong quá trình lập quy hoạch điều chỉnh Thành phố sẽ chỉ đạo kiểm tra, rà soát tổng thể để có giải pháp quy hoạch điều chỉnh, bổ sung các tuyến thoát nước chính cần thiết, kết nối đồng bộ hệ thống thoát nước chung của đô thị trung tâm”, ông Hà Hoàng Việt Phương nói.

Theo chính quyền TP Quảng Ngãi, địa phương đã và sẽ triển khai nhiều giải pháp chống ngập như: Quy hoạch đường ống cống chủ yếu là bổ sung, cải tạo, nối thông các tuyến cống; quy hoạch, bố trí mới 1 hồ điều phía Nam nhằm thu chứa nước tạm thời; đồng thời quy hoạch, bố trí trạm bơm cưỡng bức tại các vị trí dọc sông Bàu Giang…

Bên cạnh ưu tiên bố trí nguồn kinh phí đầu tư xây dựng các tuyến thoát nước đối với vị trí thường xuyên ngập, Thành phố sẽ lập kế hoạch đầu tư những tuyến trục tiêu thoát nước chính của nội thị kết nối đồng bộ với hệ thống thoát nước của khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn; đầu tư tăng tỷ lệ diện tích cây xanh, không gian mặt nước trong không gian đô thị; phối hợp đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành các dự án thoát nước có liên quan như: Dự án kênh tiêu, thoát nước Từ Ty (đoạn qua phường Quảng Phú).

Mặt khác, triển khai thực hiện công tác nạo vét duy tu, bảo dưỡng các hồ điều hoà; kiểm tra, rà soát và tháo dỡ đối với các công trình xây lấn chiếm, vật che chắn, cầu cống tạm dọc các kênh, sông Bàu Giang...; khai thông, mở rộng các dòng chảy hiện hữu, gắn kết những khu vực trũng thấp, tăng cường công viên cây xanh cảnh quan dọc sông tạo thành hệ thống mặt nước, cây xanh liên hoàn trong đô thị.

Trước mắt, triển khai thực hiện giải pháp kỹ thuật để tạm thời giảm thời gian ngập nước cục bộ tại các khu vực dân cư hiện hữu, rút ngắn tối đa thời gian ngập cục bộ để ổn định đời sống người dân.

Dù vậy, để có các giải pháp về lâu dài giảm thiểu tình trạng ngập lụt cho TP Quảng Ngãi, ông Hà Hoàng Việt Phương cho rằng, cần có sự nghiên cứu đánh giá toàn diện, chuyên sâu của các chuyên gia, tổ chức tư vấn, các sở chuyên ngành và chính quyền đô thị.

Trên cơ sở tính toán, rà soát toàn diện quy hoạch ngành (thuỷ lợi), quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đô thị để xây dựng xác định phần mềm quản lý hệ thống thoát nước đô thị. Các kịch bản ngập cục bộ trên địa bàn Thành phố phải được xây dựng tương ứng với cấp độ mưa, lũ làm cơ sở để thực hiện công tác quản lý, dự báo kịp thời cho người dân chủ động ứng phó và từng bước đầu tư hoàn thiện hệ thống thoát nước cho Thành phố.

Bên cạnh đó, cần có kế hoạch dài hạn để đầu tư xây dựng theo thứ tự ưu tiên hợp lý các công trình đầu mối thoát nước như: Đê, kè, nạo vét sông Bàu Giang, trạm bơm, cống tiêu, hồ điều hoà phía Nam, các trục tiêu thoát nước chính của đô thị; tranh thủ, huy động các nguồn lực khác (vốn vay WB, ODA, vốn ngoài ngân sách…) để từng bước đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thoát nước, góp phần giảm thiểu tình trạng ngập do mưa tại đô thị.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

16/01/2025 | 11:10

Kinhtedothi – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 01/2025/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc Ban hành đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất để làm căn cứ tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội.

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

13/01/2025 | 09:51

Kinhtedothi - Năm 2025, bên cạnh việc triển khai thực hiện chương trình sáp nhập (Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng), lãnh đạo ngành Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định đơn vị sẽ tiếp tục phát phát huy kết quả đã đạt được, nỗ lực hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ.

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

13/01/2025 | 07:55

Kinhtedothi - Ngày 13/1, thị trường thép trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt ghi nhận mức giảm hàng tuần do nhu cầu yếu nhưng giới hạn kích thích của Trung Quốc giảm.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ